Buồn ngủ nhưng không ngủ được có nguy hiểm không? – Hello Bacsi

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tại sao ko ngủ được chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bạn đang lo lắng không biết buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì? Đôi khi, đó chỉ đơn giản là vì bạn ngủ trưa quá nhiều, hoặc do bạn ngủ vào buổi chiều muộn.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Tự nhiên và Khoa học về Giấc ngủ, có mối liên quan giữa giấc ngủ vào buổi trưa và tình trạng mất ngủ. Theo đó, người đã ngủ vào buổi trưa có xu hướng khó đi vào giấc ngủ ban đêm. Không những thế, việc này cũng khiến người tham gia ngủ không ngon giấc và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được phải làm sao? Để ngăn chặn tình trạng này, tốt nhất, bạn không nên ngủ trưa, chỉ nên nghỉ ngơi hoặc nếu ngủ trưa, thời gian chỉ nên kéo dài tối đa trong 20-30 phút. Ngoài ra, việc duy trì thói quen ngủ trưa vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp đồng hồ sinh học không bị rối loạn.

5. Tác động thói quen xấu trước giờ ngủ

Nếu thỉnh thoảng buồn ngủ nhưng không ngủ được, có thể bạn đang có những thói quen xấu. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ mặc dù cơ thể thấy mệt mỏi.

  • Uống quá nhiều caffeine. Khi gặp trường hợp mệt mỏi nhưng không ngủ được, hãy cân nhắc xem lượng caffeine mà bạn đã tiêu thụ. Để ngủ ngon hơn, bạn không nên uống caffein từ sau bữa ăn trưa bởi vì khoảng thời gian này cho tới giờ đi ngủ là thời gian bán thải của caffein, việc không uống caffein từ sau bữa trưa sẽ giúp chuyển hoá được lượng caffein trong cơ thể trước giờ đi ngủ…
  • Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh vào và ban đêm. Lúc này não bộ não không phân biệt giữa ánh sáng xanh từ mặt trời hay từ các thiết bị di động. Việc này làm làm ngăn chặn cơ chế thúc đẩy giấc ngủ, từ đó khiến bạn khó ngủ. Do đó, bạn không nên sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
Xem thêm:  Tại sao khi say đàn ông lại muốn chuyện ấy - Kháu Vài Lèng

buồn ngủ nhưng ngủ không được do ánh sáng xanh

  • Thói quen ăn uống mất cân bằng. Chưa có đủ minh chứng khoa học đề chứng minh thực đơn ăn uống ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Thực đơn ăn uống nhiều chất béo bão hòa và carb có thể tăng đáng kể hiện tượng buồn ngủ quá mức vào ban ngày (EDS).

Tác hại của tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

buồn ngủ nhưng không ngủ được

Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển một số bệnh mãn tính. Ngủ không đủ giấc có liên quan các bệnh: đái tháo đường tuýp 2, các bệnh lý tim mạch, và các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, lo âu, Alzheimer,…

  • Bệnh đái tháo đường. Tình trạng mệt mỏi, không ngủ ngon và đủ giấc có khả năng tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Việc tối ưu thời lượng và chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng để cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tim mạch. Tình trạng tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh mạch vành và rối loạn nhịp tim được phát hiện phổ biến hơn ở những người bị rối loạn giấc ngủ.
  • Trầm cảm. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và chứng trầm cảm rất phức tạp. Bệnh trầm cảm có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng khó ngủ. Ngược lại, những rối loạn giấc ngủ cũng là tác nhân thúc đẩy các triệu chứng trầm cảm.

Ngoài ra, mệt mỏi nhưng không ngủ được có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng, dễ dàng rơi vào tình trạng uể oải. Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc cũng góp phần làm giảm khả năng tập trung và hiệu quả làm việc.

>> Đọc thêm: Chứng ngủ li bì là gì mà luôn khiến bạn mệt mỏi kể cả khi không thiếu ngủ?

Làm thế nào để có thể ngủ ngon?

Bạn có thể áp dụng một số thói quen và bài tập sau để có thể dễ ngủ hơn và tránh tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được.

Xem thêm:  200+ Khẩu hiệu hay trong lớp học – slogan sáng tạo ý nghĩa

buồn ngủ nhưng không ngủ được

1. Đừng ép bản thân ngủ ngay lập tức

Buồn ngủ nhưng không ngủ được phải làm sao? Nếu bạn càng cố gắng ngủ, bạn sẽ càng khó thành công. Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng trước khi đi ngủ. Điều này có thể cản trở bạn chìm sâu vào giấc ngủ.

Thay vào đó, nếu bạn thấy buồn ngủ, hãy cố gắng thư giãn bằng liệu pháp âm nhạc, hoặc tập hít thở sâu. Đặc biệt, đừng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều bạn nhé!

2. Bí quyết giúp bạn dễ ngủ: Giữ một lịch trình đúng giờ

Để hạn chế tình trạng buồn ngủ nhưng ngủ không được, hãy giữ cho đồng hồ sinh học của bạn hoạt động đều đặn. Ngay cả vào cuối tuần, bạn vẫn nên duy trì thói quen ngủ của mình.

Thay đổi thói quen và thiếu lịch trình ngủ nghỉ quá nhiều có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên tuân thủ đúng một khung giờ đi ngủ nhất định để tránh tình trạng khó ngủ.

3. Lưu ý đến cách bạn tiếp xúc với ánh sáng xanh

Hạn chế sử dụng các thiết bị di động như: điện thoại, máy tính, tivi,… trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng “ buồn ngủ nhưng không ngủ được”.

Hãy để có cơ thể của bạn thư giãn, nghỉ ngơi và không tiếp xúc với ánh sáng xanh 1-2 tiếng trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể thử đọc sách, thiền định hoặc nghe nhạc nhẹ để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

4. Giảm căng thẳng của bạn

Căng thẳng là nguyên nhân chính khiến bạn bị trì hoãn giấc ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền chánh niệm trước khi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngoài thiền định, bất cứ điều gì giúp bạn giảm căng thẳng như: viết nhật ký, đốt nến thơm, tập yoga… đều có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Thậm chí, nếu bạn buồn ngủ nhưng không ngủ được, bạn có thể thử nghiệm liệu pháp âm thanh. Chẳng hạn bạn có thể thử ứng dụng tạo tiếng ồn trắng, nghe âm thanh tự nhiên (tiếng mưa, tiếng nước suối chảy,…)

Xem thêm:  [TỔNG HỢP] 30 Màu Móng Chân Đẹp Cho Da Ngăm - Nailbox.vn

>> Đọc thêm: Cách để ngủ ngon mà không vướng bận gì về cuộc sống

5. Bí quyết giúp bạn dễ ngủ: Kiểm soát bữa ăn trước khi đi ngủ

Theo Tiến sĩ Drerup từ Cleveland Clinic, thức ăn mà bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ. Chẳng hạn như:

  • Thức ăn cay nồng có thể làm tình trạng trào ngược axit dạ dày tồi tệ hơn và gây ra chứng ợ nóng khi bạn nằm ngủ.
  • Caffeine trong cà phê và sô cô la có thể khiến bạn khó ngủ. Thời gian bán thải của caffeine là khoảng 5-7 giờ. Vì vậy, bạn nên tránh tiêu thụ thêm caffeine vào đầu giờ chiều.
  • Hạn chế chế độ ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và carbohydrate tinh chế sẽ giúp giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn.

>> Đọc thêm: 10 cách để có giấc ngủ ngon và chất lượng

6. Buồn ngủ nhưng không ngủ được phải làm sao? Hãy thử melatonin

buồn ngủ nhưng không ngủ được

Melatonin là hormone nhạy cảm với ánh sáng do tuyến tùng của não bộ sản xuất. Bóng tối báo hiệu tuyến này bắt đầu sản xuất melatonin, trong khi ánh sáng làm ức chế sự sản xuất và hoạt động của melatonin. Do đó, Melatonin chính là hormone kiểm soát một phần chu kỳ ngủ-thức của cơ thể bạn.

Để dễ ngủ hơn, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng. Bạn có thể thử dùng đồ bịt mắt để dễ ngủ hơn. Ngoài ra, melatonin cũng có thể được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Đối với một số người khó ngủ, đó có thể là một lựa chọn tốt.

Như vậy, bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin cần biết về tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt và ăn uống của bạn. Thế nhưng, việc mất ngủ, khó ngủ kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của những triệu chứng bệnh về rối loạn tâm thần và rối loạn giấc ngủ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có giấc ngủ chất lượng và trạng thái thể chất – tinh thần khỏe mạnh hơn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.