Muỗi Aedes gây sốt xuất huyết “ưa thích” nơi nào nhất? – Vinmec

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Muỗi vằn sống ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

2.1. Bị một lần sẽ không bị lại lần sau

Người bị sốt xuất huyết vẫn có khả năng bị tái phát trong những lần sau, thậm chí còn mắc nặng hơn lần trước vì virus gây bệnh sốt xuất huyết tồn tại ở 4 chủng khác như là DEN-1, DEN-2, DEN-3, và DEN-4. Người bệnh nhiễm chủng virus này thì vẫn có khả năng nhiễm chủng virus khác. Điều này có nghĩa là một người mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, người đó vẫn có khả năng nhiễm thêm 3 lần nữa bởi các tuýp virus còn lại. Người bệnh nhiễm chủng virus nào thì có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, nhưng không có khả năng miễn dịch với các chủng virus còn lại.

2.2. Giảm sốt chứng tỏ bệnh tình đã thuyên giảm

Sốt cao chỉ là một trong những triệu chứng thường xảy ra trong 3 ngày đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn chưa phải diễn biến nghiêm trọng nhất và không xuất hiện biến chứng.

Từ ngày thứ 4, khi triệu chứng sốt cao đã lùi mới là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh. Nhiều bệnh nhân cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm nhưng chính giai đoạn này mới là giai đoạn có thể xảy ra các biến chứng nặng:

  • Biến chứng thứ nhất: Tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Các triệu chứng là không có, nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Một số trường hợp thoát mạch quá nhiều có thể dẫn tới các dấu hiệu báo trước như mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Trẻ nhỏ có thể bứt rứt, vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Tất cả những trường hợp này cần phải đến bệnh viện để bù dịch sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biến chứng thứ hai: Xuất huyết giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da. Những trường hợp này cần phải đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu và được cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.
Xem thêm:  IPhone được làm ở đâu? Hành trình từ linh kiện đến khi tạo ra một

2.3. Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ bị lây bệnh

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt và hoàn toàn không lây qua các con đường khác như hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh.

2.4 . Uống các loại thuốc kháng viêm như Aspirin và ibuprofen khi bị sốt xuất huyết

Hai loại thuốc hay được sử dụng để xử lý các triệu chứng đau cơ, khớp, đau đầu – cũng là triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trong bệnh sốt xuất huyết hai loại thuốc là Aspirin và Ibuprofen chỉ khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội nguy hiểm đến tính mạng. Hai loại thuốc là Aspirin và Ibuprofen có tác dụng ngăn sự kết tập tiểu cầu, chống đông máu trong khi bệnh nhân sốt xuất huyết lại có tình trạng rối loạn đông máu làm cho cơ thể dễ chảy máu.

Do vậy, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên .

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.