Học kinh tế quốc tế ra làm gì? Tiềm năng phát triển ra sao? – Glints

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Học kinh tế quốc tế ra làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Kinh tế quốc tế là một trong những ngành có tiềm năng phát triển đa dạng nhất khối ngành kinh tế. Những năm gần đây kinh tế quốc tế luôn dành được sự quan tâm đặc biệt từ các sĩ tử.

Vậy cụ thể sinh viên học kinh tế quốc tế ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp của khối ngành này đa dạng như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, Glints sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về ngành nghề cực hot này!

Sơ lược về ngành kinh tế quốc tế

Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi học kinh tế quốc tế ra làm gì, bạn cần hiểu được bản chất của ngành nghề này.

Kinh tế quốc tế hay International Economics là một chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế. Trọng tâm của nó là nghiên cứu sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về mặt kinh tế. Đây được nhận định là một lĩnh vực đa dạng và mang tính trọng tâm trong thời kỳ toàn cầu hoá.

Sinh viên ngành kinh tế quốc tế sẽ được học và nghiên cứu về các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Họ cũng được tạo điều kiện để hiểu thêm về các mối liên kết kinh tế toàn cầu. Từ đó, rút ra những kết luận thực tiễn về mặt lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, chính phủ hay các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế tạo tiền lệ cho sự phát triển đa dạng của ngành kinh tế quốc tế. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam tích cực tham gia vào các tổ chức cũng như hiệp định mang tính toàn cầu. Điều này tạo ra nhu cầu cực lớn về mặt nhân lực ở khối ngành này.

Xem thêm:  Ransomware WannaCry là gì? Mã độc này thật sự đáng sợ ra sao?

Phân biệt kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế

Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế là hai khối ngành thường bị nhầm lẫn với nhau. Trước khi tìm hiểu về việc học kinh tế quốc tế ra làm gì, hãy cùng Glints phân biệt hai ngành này nhé!

Nhìn chung, hai ngành có sự khác nhau về chuyên môn đặc thù. Cụ thể, kinh doanh quốc tế có hơi hướng vi mô, còn kinh tế quốc tế lại có thiên hướng về vĩ mô. Kinh doanh quốc tế tưởng chừng như thuộc khối ngành kinh tế nhưng lại thuộc khối ngành quản lý. Người học ngành này sẽ được đào tạo về các chuyên ngành mang tính quản trị và có kiến thức chung thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Ngược lại, sinh viên ngành kinh tế quốc tế sẽ được đào tạo sâu hơn về mặt lý thuyết. Họ sẽ được tiếp cận với các khái niệm về thương mại và đầu tư quốc tế. Họ sẽ có được khả năng phân tích và lý luận về quan hệ kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, sinh viên ngành này còn đi sâu về nghiên cứu luật kinh tế giữa các quốc gia. Những kiến thức này có vai trò cốt lõi trong việc định hình tư duy về ngoại giao và thương mại quốc tế.

Đọc thêm: Học Kinh Doanh Quốc Tế Ra Làm Gì? Tiềm Năng và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Học kinh tế quốc tế ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp của ngành kinh tế quốc tế tại Việt Nam

Kinh tế quốc tế đang có được sự hậu thuẫn lớn từ chính phủ nhằm thúc đẩy toàn cầu hoá. Với cương vị là một trong những nước đi đầu về hội nhập quốc tế ở ASEAN, nhu cầu nhân lực của ngành kinh tế quốc tế là vô cùng lớn và cấp bách.

Các nhân sự trẻ có kiến thức tốt về kinh tế và ngôn ngữ, cũng như khả năng tư duy mang tính toàn cầu luôn được chào đón ở các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Cử nhân ngành kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ sở như:

  • Bộ và Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Bộ và Sở Công thương
  • Các cơ quan xúc tiến thương mại
  • Các công ty xuất khẩu và thương mại quốc tế
  • Các công ty vận tải và Logistics
  • Bộ phận quốc tế của các ngân hàng thương mại
  • Các viện nghiên cứu kinh tế
  • Các trường đại học lớn về kinh tế
  • Và các cơ sở kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu và ngoại thương
Xem thêm:  11 món ngon từ đu đủ xanh và đu đủ chín để bạn tha hồ trổ tài - VOH

Ngoài ra, học kinh tế quốc tế ra có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Nhân viên kinh doanh quốc tế
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên Marketing quốc tế
  • Chuyên viên xúc tiến thương mại
  • Nhân viên hoặc chuyên viên phân tích thương mại
  • Chuyên viên hoạch định kế hoạch đầu tư nước ngoài
  • Nhà phân tích tài chính thương mại và kinh tế quốc tế
  • Nhân viên các tổ chức toàn cầu và phi chính phủ.
  • Nhà nghiên cứu, giảng viên tại các viện nghiên cứu, đại học kinh tế.

Đọc thêm: Học Ngành Quản Trị Kinh Doanh Ra Làm Gì?

Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành kinh tế quốc tế tại Việt Nam

Mức lương và đãi ngộ của ngành kinh tế quốc tế tại Việt Nam tương đối hấp dẫn. Các bạn sinh viên mới ra trường có thể nhận mức lương khởi điểm từ 7-10 triệu đồng/tháng. Đây được coi là trên mức trung bình đối với nhân không kinh nghiệp tại thị trường trong nước.

Các vị trí lâu năm, với kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm hoàn toàn có thể nhận mức đãi ngộ từ 25-30 triệu đồng/tháng. Đó chỉ là mức cơ bản ở các doanh nghiệp trong nước.

Nếu có cơ hội ứng tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia hoặc trở thành chuyên viên thuộc các đại sứ quán lớn, mức lương của một nhân sự có thể từ 30 đến 50 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này còn có thể tiếp tục tăng dạo vào đóng góp và hiệu quả làm việc.

Xem thêm:  Được coi là "thế hệ công nghệ", nhưng sinh viên bây giờ đến lưu

Top các trường đào tạo ngành kinh tế quốc tế tốt nhất ở Việt Nam

Kinh tế quốc tế nhận được sự quan tâm của các tân sinh viên xuyên suốt các mùa tuyển sinh. Dưới đây là danh sách các trường đại học uy tín đào tạo ngành kinh tế quốc tế tốt nhất ở Việt Nam:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học RMIT Hà Nội
  • Đại học BUV
  • Đại học VinUni
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Ngoại giao Việt Nam
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Thương mại

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học RMIT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Hutech

Đọc thêm: Học Ngành Tài Chính Ngân Hàng Ra Làm Gì?

Kết luận

Đi cùng với sự hội nhập quốc tế, ngành kinh tế quốc tế sẽ còn chứng tỏ nhiều tiềm năng của mình trong tương lai. Đối với các bạn yêu thích khối ngành kinh tế, đây là lựa chọn phù hợp cho ai có khả năng thích nghi nhanh với sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế quốc tế.

Vậy là thông qua bài viết trên, Glints đã cùng bạn tìm câu trả lời cho việc học kinh tế quốc tế ra làm gì. Hi vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có một định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Nếu bạn yêu thích các bài viết liên quan đến chủ đề Hướng nghiệp, hãy cùng chờ đón thêm thật nhiều content bổ ích đến từ Glints nhé!

Tác Giả

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.