Tiêm phòng dại ảnh hưởng gì không? tiêm ở đâu? chi phí bao nhiêu

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Chích ngừa dại ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mới đây, bé trai người Mông 11 tuổi ở Sơn La đã tử vong thương tâm do lên cơn dại sau 3 tháng bị chó cắn. Trước đó, một người phụ nữ ở Hải Dương cũng chết tức tưởi sau khi bị chó dại cắn nhưng không đi tiêm phòng mà lại đến thầy lang “lấy nọc”. Những cái chết do chó dại cắn luôn là đề tài nóng mỗi năm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy vậy người dân vẫn còn rất chủ quan với vấn đề tiêm phòng.

Những cái chết thương tâm do chủ quan và thiếu hiểu biết

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin dại. Tại Việt Nam, hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn, trong đó, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có 67 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Bé 11 tuổi ở Sơn La lên cơn dại đau đớn trước khi tử vong thương tâm (Nguồn: Baomoi.com)

Trường hợp bị chó dại cắn gây tử vong mới đây xảy ra tại Hải Dương, nạn nhân là bà Đ.T.O (68 tuổi). Cách đó 2 tháng, bà có tiêm phòng cho con chó nhà đang bị bệnh, trong lúc tiêm thì không may bị chó cắn vào tay. Sau vài ngày, bà O. chủ quan không đi tiêm phòng, con chó cũng không qua khỏi, gia đình đã làm thịt để ăn. Ngay sau đó, bà O. xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, sợ nước, sợ gió, co giật từng cơn. Được đưa đến điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương nhưng bà O không qua khỏi và đã tử vong.

Trước đó không lâu, cũng vì tin thầy lang “phán” bị chó dại cắn có thể chữa bằng thảo dược, anh T. (Hà Nội) đã được thầy lang dùng một loại lá chà xát vào vết thương. Ít ngày sau, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương trong tình trạng nguy kịch, lên cơn co giật, tụt huyết áp, sùi bọt mép và tử vong.

Xem thêm:  Vì sao loài hà mã lại thích sống dưới nước? - Genk

Xem thêm:

  • Chủ quan không tiêm phòng dại: cái chết được báo trước
  • 100% người bị bệnh dại sẽ tử vong, tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp tốt nhất!

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh nhân mắc bệnh dại một khi đã lên cơn, chắc chắn sẽ chết rất đau đớn và thương tâm. Tuy là căn bệnh nguy hiểm gây chết người nhưng cho đến nay, người dân vẫn còn thờ ơ với việc tiêm phòng.

Chia sẻ về vấn đề này, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Có rất nhiều trường hợp nghĩ rằng chó nhà cắn thì sẽ không sao, vì trước đó con chó không có biểu hiện khác thường. Cho đến khi con chó chết, người bệnh bất ngờ lên dại thì mới cuống cuồng đi tiêm vắc xin. Lúc này đã quá muộn, virus dại khi lên đến não thì không có thuốc nào chữa được”.

Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vắc xin dại có tác dụng bao lâu?

Cho đến nay, nhiều người vẫn lo ngại về ảnh hưởng của vắc xin phòng dại đối với sự phát triển của hệ thần kinh và sức khỏe.

Tuy nhiên, Thạc sĩ, Bác sĩ Bạch Thị Chính đã nêu rõ: “Nếu như trước đây các loại vắc xin phòng dại đều là vắc xin thế hệ cũ, được sản xuất từ tế bào não chuột có độ tinh khiết không cao, thì hiện nay, vắc xin phòng dại đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào thận, tế bào lưỡng bội người hoặc tế bào Vero tinh khiết. Đặc biệt, vắc xin phòng dại thế hệ mới là vắc xin bất hoạt (vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên), với quy trình sản xuất chặt chẽ, chất lượng được kiểm định gắt gao nên sẽ không có những phản ứng phụ như vắc xin đời cũ”.

Tiêm phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Do đó, ngay khi bị chó dại, chó nghi dại hoặc động vật cắn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng, không nên chờ đợi theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại sự ảnh hưởng của vắc xin dại đến sức khỏe. Tất cả vắc xin tiêm phòng thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn.

Xem thêm:  Thanh Hóa thuộc miền nào? - Luật Hoàng Phi

Một bệnh nhân đến tiêm phòng dại tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Thạc sĩ, Bác sĩ Bạch Thị Chính cũng khuyến cáo, nếu bị chó hoặc động vật nghi dại cắn tại các vị trí nguy hiểm, đặc biệt là gần hệ thần kinh trung ương như mặt, đầu, cổ…, người bệnh cần tiêm phòng càng sớm càng tốt. Khi người bệnh được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vắc xin được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ trung bình sẽ là 1 năm.

Vắc xin phòng dại loại nào tốt?

Hiện nay, tại Việt Nam đang có 3 vacxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur (Pháp).

Vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới Verorab được sản xuất tại Pháp

Trên thế giới, các nước tiên tiến đã bắt đầu sử dụng vắc xin phòng dại thế hệ mới Verorab từ năm 1985. Năm 2004, loại vắc xin nhập từ Pháp này đã được bộ Y tế cho triển khai rộng rãi tại tại điểm tiêm phòng ở Việt Nam. Đây là loại vacxin cấy trên tế bào Vero, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả trẻ em và người lớn, trước hoặc sau khi tiếp xúc với động vật bị dại. Ưu điểm nổi bật của vắc xin Verorab là rất an toàn, hiệu quả bảo vệ cao, thời gian bảo vệ được 1 năm và không gây ra các bệnh lý não sau khi tiêm ngừa vì vậy được WHO khuyến cáo sử dụng.

Tiêm phòng dại bao nhiêu mũi?

Phác đồ tiêm vắc xin dại thế hệ mới Verorab

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm – Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28 – Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần. Tiêm sau phơi nhiễm ở bắp tay Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3 Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin. Tiêm trong da Liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3.

Xem thêm:  Cách làm pate gan heo thơm, ngon, đơn giản, chuẩn 2021

Tiêm phòng dại ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Tháng 4/2018, trên tất cả các bệnh viện, trung tâm Y tế dự phòng tại địa bàn TP.HCM liên tục báo động tình trạng hết vắc xin phòng dại. Trước tình hình “cháy hàng” vắc xin dại, nhiều người dân lo lắng đổ xô đi tiêm trước hoặc về các điểm tiêm phòng lớn để được tiêm mũi vắc xin này.

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, tiêm vắc xin dại là cách giúp người bệnh vượt qua “cửa tử” đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Do vậy, ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng. Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung ứng đủ vắc xin dại để phục vụ nhu cầu cho người dân, kể cả tại thời điểm khan hiếm. Hiện tại, VNVC đang có 3 loại vắc xin phòng dại là Verorab của Pháp, Abhayrab và Indirab của Ấn Độ.

Với quy trình một chiều liên tục 4 khâu bao gồm: phòng chờ, phòng khám và tư vấn trước tiêm, tiêm vắc xin, theo dõi sau tiêm, VNVC cam kết 100% khách hàng đến tiêm phòng đều được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí, miễn phí wifi, nước uống, giữ xe, và bỉm tã đối với trẻ sơ sinh.

Giá vắc xin phòng dại tại VNVC

  • Verorab (Pháp) 0.5ml: 323,000 đồng/liều
  • Abhayrab 0,5ml (TB) (Ấn Độ): 255.000 đồng/liều Abhayrab 0,5ml (TTTD) (Ấn Độ): 215.000 đồng/liều

Gọi ngay tổng đài VNVC 028.7300.6595 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.