Sự ra đời tất yếu từ nghệ thuật vận động quần chúng đến một QH

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Qh la gi qh la viet tat cua tu gi y nghia cua tu qh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tài nghệ và tư duy chính trị xuất chúng của Hồ Chí Minh

– Thưa nguyên Chủ nhiệm, năm 2011 nước ta sẽ kỷ niệm 65 năm QH Việt Nam. Nhìn lại bước khởi đầu của QH – cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946 bầu ra QH đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – những ấn tượng nào là đáng lưu ý nhất, thưa nguyên Chủ nhiệm?

– Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946 là sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tôi tin rằng, mỗi người dân Việt Nam khi hồi tưởng lại sự kiện này đều giữ trong trái tim mình những tình cảm, ký ức và ấn tượng sâu sắc. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra sau khi Cách mạng tháng Tám vừa thành công, đất nước còn biết bao nhiêu bề bộn. Thời gian chuẩn bị cho tổng tuyển cử rất cập rập. Ở một số nơi, nhất là Nam Bộ, cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong đau đớn, có đổ máu và hy sinh của cử tri để bảo vệ hòm phiếu, bảo vệ thành quả cách mạng.

Đối với tôi, đây là cuộc tổng tuyển cử dân chủ, cởi mở. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mọi công dân trai gái, hễ đủ 18 tuổi trở lên thì đều có quyền bầu cử và ứng cử. Tôi cho đây là nghệ thuật vận động quần chúng của Đảng ta và trực tiếp là sự chỉ đạo của Bác Hồ. Nghệ thuật vận động quần chúng này xuất phát từ một quan điểm đúng: tôn trọng, tin yêu quần chúng và dựa vào quần chúng.

Tính dân chủ, tự do của cuộc tổng tuyển cử còn thể hiện ở số lượng ứng cử viên ĐBQH. Ví dụ, ở Hà Nội, chỉ bầu 6 ĐBQH nhưng có tới 74 ứng cử viên. Hình dung về tỷ lệ này, có ý kiến lo ngại số phiếu sẽ không thể tập trung. Kết quả, như chúng ta đã biết, Hà Nội bầu đủ 6 ĐBQH Khóa I, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Văn Tố – sau này được bầu là Trưởng ban Thường vụ QH Khóa I – Chủ tịch QH đầu tiên của nước ta.

Một điểm rất đáng chú ý nữa là trong nhiệm kỳ QH Khóa I này, bằng tài nghệ và tư duy chính trị xuất chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành 70 ghế (không qua bầu cử) trong QH cho Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) – hai đảng phái chống phá cách mạng nước ta. Số ĐBQH trúng cử không qua bầu cử này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hòa hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp. Một hành động vô cùng dũng cảm.

Mốc son đổi mới

Kể từ những ngày đầu tiên đầy gian nan đó, QH Việt Nam đã đi qua gần trọn 12 nhiệm kỳ. Nhìn nhận về tổ chức và hoạt động của QH, người ta hay nhắc tới yêu cầu đổi mới. Công cuộc đổi mới ở QH bắt đầu như thế nào, thưa Nguyên Chủ nhiệm?

– Đổi mới của QH rõ nét nhất từ sau Đại hội VI của Đảng ta (năm 1986). Sau Đại hội VI, QH Khóa VIII là QH của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra. Đến nay, sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dư luận xã hội cho rằng, đổi mới của QH là vững chắc, căn cơ, đi tiên phong và có hiệu quả cao trong sự nghiệp đổi mới hệ thống chính trị của đất nước.

Xem thêm:  Làm trong veo ảnh trong Lightroom cực dễ - Download.vn

Lãnh đạo QH, các cơ quan của QH và ĐBQH có ý thức rất cao trong việc thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng; đồng thời có tinh thần cầu thị, lắng nghe và học hỏi – học hỏi từ quá khứ, từ nhân dân và bạn bè quốc tế. QH đã vận dụng thành công những điều đã học hỏi được, tiến hành nhiều cải tiến, đổi mới và đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước.

– Nếu lựa chọn một sự kiện về đổi mới của QH, nguyên Chủ nhiệm sẽ chọn sự kiện nào?

– Tháng 6.1988, tại QH đã diễn cuộc bầu cử chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (bây giờ gọi là Thủ tướng) để thay thế cho vị trí của đồng chí Phạm Hùng từ trần đột ngột. Sự kiện này là dấu son trong hoạt động của QH thông qua việc đề xuất được 2 ứng cử viên cho chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây đều là hai ứng cử viên rất xuất sắc, được sự tín nhiệm cao của nhân dân (đồng chí Đỗ Mười và đồng chí Võ Văn Kiệt). Cuối cùng, QH đã chọn và bầu được một trong hai ứng cử viên vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Có người đã nói, đây là sự kiện tranh cử có một không hai trong lịch sử hoạt động của QH, tranh cử thực sự. Tất nhiên, để có được sự tranh cử này trước hết có sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng mở ra cách làm mới trong lựa chọn và bầu cử nhân sự cấp cao của Nhà nước.

6 năm sau sự kiện “tranh cử” nêu trên, tại Kỳ họp giữa năm 1994, QH đã lần đầu tiên tiến hành phát thanh và truyền hình trực tiếp hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây có thể coi là một dấu ấn nữa trong hành trình đổi mới của QH – mở đầu cho một giai đoạn mới: QH hoạt động công khai hơn và phát huy dân chủ nhiều hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được cải tiến này là cả một sự tranh luận, đấu tranh về tư tưởng, khá gian nan…

– Đấu tranh về tư tưởng có thể hiểu là sự đấu tranh giữa nếp cũ và cái mới hay không?

– Khi đề nghị phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn được đưa ra bàn thảo tại QH, không ít ý kiến lo ngại, nếu cho phép phát thanh và truyền hình trực tiếp hoạt động này thì rất dễ làm lộ bí mật quốc gia, khó kiểm soát được tình hình, thậm chí mất uy tín của cán bộ… Vậy nên, an toàn hơn cả là cứ giữ nguyên nếp cũ và các bộ phận chuyên môn, giúp việc cho QH sẽ cung cấp cho báo chí những thông tin cần thiết.

Tuy nhiên, những ý kiến ủng hộ việc phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn lại cho rằng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã nhắc lại một quan điểm rất cơ bản là lấy dân làm gốc. Trong quá trình kiểm điểm, Đảng cũng chỉ rõ, lấy dân làm gốc là tư tưởng không mới nhưng thời gian qua chúng ta chưa thực sự triển khai được nhiều. Muốn lấy dân làm gốc thì trước hết dân phải được biết, phải được thông tin. Phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn là một trong những cách để dân được biết hoạt động của QH. Dân được biết là tiền đề để dân làm chủ. Mặt khác, trong tổ chức bộ máy nhà nước, chúng ta có 3 cơ quan quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngoài dư luận xã hội, người dân còn hình tượng về một quyền lực thứ tư là báo chí vì tác động trực tiếp của nó tới đời sống xã hội. Nếu ở QH – cơ quan đại biểu đại diện cao nhất của nhân dân – chúng ta lại có thái độ khép kín, không tạo điều kiện cho báo chí vào cuộc thì nhân dân làm sao biết được những người đại biểu đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của họ đang đại diện như thế nào?

Xem thêm:  Lý giải nguyên nhân khiến nữ giới bị đau bụng sau khi quan hệ

Trong QH có một luồng tư tưởng mới: tạo điều kiện cho các phương tiện truyền thông, báo chí đi sâu tuyên truyền về các hoạt động của QH. Không dừng ở việc phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn hay mời báo chí tham dự đưa tin các phiên họp tại hội trường, QH còn mời phóng viên, báo chí tham dự đưa tin về các phiên làm việc tại tổ. Từ đó đến nay, báo chí và các phương tiện truyền thông trở thành người đồng hành quen thuộc của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH.

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, Đảng đề ra chủ trương đổi mới. Đây là đường lối chung. Còn, đổi mới cụ thể ở từng cơ quan, từng lĩnh vực như thế nào thì bản thân từng cơ quan, lĩnh vực phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra hướng đổi mới cụ thể và phù hợp. Đổi mới, theo tôi, là người lãnh đạo phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Đổíi mới ở QH khó hay dễ?

– Đổi mới ở QH là toàn diện, căn cơ và tiên phong… Để đổi mới được ở QH, dễ hay khó, thưa nguyên Chủ nhiệm?

Đối với sự nghiệp đổi mới, tôi cho rằng, không nên đặt vấn đề dễ hay khó vì mỗi nơi, mỗi lĩnh vực đều có những cái dễ – khó riêng và đều đòi hỏi sự cố gắng. Diễn đàn QH là nơi dễ thể hiện nhưng nó lại như con dao hai lưỡi. Vì trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chủ trương ngày càng công khai các hoạt động của QH, tăng số lượng các phiên họp có phát thanh và truyền hình trực tiếp để người dân quan tâm có thể theo dõi. ĐBQH vì thế cũng rất dễ trở thành nổi bật và nhận được sự yêu mến của cử tri. Đây là trong trường hợp người đại biểu phát biểu hay và đúng đắn. Nhưng, ngược lại, ở diễn đàn công khai như QH, nếu phát biểu không thực chất, không bằng cái tâm của mình hoặc né tránh những vấn đề của cuộc sống và đổ lỗi cho người khác thì người dân cũng nhận thấy rất rõ.

Đổi mới ở QH là vững chắc, căn cơ, toàn diện và tiên phong. Nhưng, đổi mới ở QH nằm trong sự nghiệp đổi mới chung của các hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở góc độ này, đổi mới được ở QH là không dễ, vì yêu cầu đặt ra là QH đổi mới như thế nào để vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng vừa phát huy được vai trò của ĐBQH với tư cách là những người đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Tôi cho rằng, đóng góp cho sự đổi mới của QH, của đất nước cũng là đóng góp cho Đảng. Và ngược lại, Đảng trân trọng, lắng nghe và tạo điều kiện cho QH, ĐBQH phát huy vai trò của mình.

– Nhìn lại chặng đường 65 năm qua của QH Việt Nam, xin nguyên Chủ nhiệm cho biết, QH năm 2011 có điểm gì khác so với QH năm 1946?

– Như trên tôi đã nói, năm 1946, trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc, chúng ta đã lần đầu tiên tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử, bầu ra QH và ban hành được bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Về giá trị lịch sử, đây là một dấu son rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận thẳng thắn và công bằng thì trong nhiệm kỳ Khóa I, để QH thực sự hoạt động là rất khó. Trong hoàn cảnh chiến tranh, QH chưa thể tổ chức họp một năm hai kỳ như hiện nay và nếu có họp thì không thể tập hợp được sự tham dự của tất cả các ĐBQH. Bằng chứng là cụ Dương Văn Đông – một trong 403 ĐBQH Khóa I – đã không dự họp QH một ngày nào trong suốt nhiệm kỳ ĐBQH của mình.

Xem thêm:  Sao Thiên Lang còn có tên gọi là gì, tìm hiểu về sao Thiên Lang

Đối với QH hiện nay, khi nhìn nhận, đánh giá về chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, QH hiện nay rất mạnh, dám nói, có uy tín và bác bỏ được mọi vấn đề trình ra nếu thấy lý lẽ chưa thuyết phục. Theo tôi, nhìn nhận về hoạt động của QH như vậy là chưa đủ. Vì, QH của chúng ta không đứng ngoài hệ thống chính trị. Cùng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, QH thực hiện nhiệm vụ chính trị mà đất nước và nhân dân giao cho. Nền kinh tế đất nước tiến nhanh hay chậm, đạt hiệu quả đến đâu là thành quả chung, trong đó có vai trò lãnh đạo của Đảng; vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự đóng góp của Quốc hội. Đối với những điểm còn tồn tại, yếu kém của đất nước, thì cũng không thể nói QH không có trách nhiệm.

Cái được và chưa được của QH cũng là của VPQH

– Thưa nguyên Chủ nhiệm, nói tới QH có lẽ không thể không nhắc tới VPQH – cơ quan tham mưu, giúp việc và phục vụ của QH. Kỷ niệm 65 năm QH Việt Nam cũng là thời điểm đánh dấu bước trưởng thành của VPQH. Là người đã từng có hơn 15 năm trên cương vị Chủ nhiệm VPQH, nguyên Chủ nhiệm có điều gì muốn nhắn nhủ với những người “lính văn phòng”?

– Với tôi, chặng đường của QH cũng là chặng đường của VPQH vì VPQH là cơ quan tham mưu, giúp việc và phục vụ của QH. Cho nên những cái được và chưa được của QH cơ bản cũng là của VPQH. Trước đây, thực chất vai trò của VPQH còn bị xem nhẹ. Năm 1987, khi tôi về VPQH, đây còn là một cơ quan rất nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu, phục vụ QH. Hiện nay, tổ chức, bộ máy và điều kiện hoạt động của VPQH đã mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới của QH, đội ngũ những người làm việc trong VPQH phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Là người có nhiều năm công tác tại VPQH, tôi hiểu được tâm tư, buồn vui của anh chị em. Nhưng, bên cạnh những yêu cầu về việc cần quan tâm, đầu tư và tạo điều kiện nhiều hơn cho đội ngũ những người làm công tác VPQH thì bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức của VPQH cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện công việc. Mỗi cán bộ trong VPQH cần luôn xác định mình là công bộc, đầy tớ của dân. Khi còn làm Chủ nhiệm VPQH, tôi luôn căn dặn anh em là cần học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cán bộ là công bộc, đầy tớ của dân. Nếu làm tốt được điều này thì sẽ có vinh quang. Thực tế, nhiều cán bộ VPQH đã trưởng thành và được nhân dân tín nhiệm bầu làm ĐBQH.

– Xin cám ơn nguyên Chủ nhiệm!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.