Mẫu đơn xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn và hướng dẫn viết đơn

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Mau don xin doi the doan vien cong doan chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mỗi người lao động khi tham gia Công đoàn tại tổ chức công đoàn thì sẽ được phát thẻ đoàn viên công đoàn. Trong các trường hợp vì các lý do khác nhau, thì đoàn viên sẽ phải thực hiện hoạt động xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn. Khi thực hiện hoạt động này, thì các cá nhân phải sử dụng đơn xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Đơn xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn là gì và để làm gì?

Đơn xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn là văn bản do cá nhân là đoàn viên là công đoàn lập gửi cơ sở công đoàn có thẩm quyền nhằm đề nghị đổi thẻ đoàn viên công đoàn cho họ.

Đơn xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn được dùng để người lao động là đoàn viên công đoàn thể hiện ý chí cá nhân mong muốn được đổi thẻ đoàn viên công đoàn và đây là căn cứ để cơ sở công đoàn có thẩm quyền quyết định đổi thẻ đoàn viên cho người làm đơn.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục xin cấp lại hồ sơ Đoàn viên khi bị thất lạc, mất, hỏng

2. Mẫu đơn xin đổi thẻ đoàn viên công đoàn và hướng dẫn soạn thảo:

TÊN CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN

TÊN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN ĐỔI THẺ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN

Kính gửi:……

1. Họ và tên đoàn viên:…..(ghi theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/ căn cước công dân)

2. Ngày tháng năm sinh: ……(ghi theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/ căn cước công dân)

3. Quê quán:….(ghi theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/ căn cước công dân ghi rõ thôn, xóm, số nhà, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố)

4. Số CMTND hoặc thẻ căn cước: ……Ngày cấp ….. Nơi cấp:….. (Ghi theo chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân)

5. Ngày vào công đoàn:…… (ghi ngày cá nhân gia nhập công đoàn)

6. Đã được cấp thẻ đoàn viên mẫu cũ từ ngày:……Số thẻ:……..(ghi theo thẻ công đoàn cũ)

7. Tôi xin tự nguyện đăng ký được đổi (cấp) thẻ đoàn viên công đoàn như sau: (Đánh dấu “X” vào ô lựa chọn)

Loại thẻ đoàn viên liên kết với ngân hàng …. Ο (ghi tên ngân hàng)

Loại thẻ đoàn viên thông thường: Ο

(Có ảnh kèm theo đúng hướng dẫn của công đoàn cấp trên)

Khi được đổi (cấp) thẻ đoàn viên có chức năng mới, tôi xin cam kết thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ và quyền hạn cả đoàn viên theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn và của công đoàn cấp trên. Xin trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:  Tóc ngắn nhuộm màu gì? Nhuộm tóc ngắn theo phong cách ĐỘC LẠ

….. ngày …. tháng….. năm 20…

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: hình 2×3 có file hình

Xem thêm: Người Đoàn viên là gì? Vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ là gì?

3. Quy định về gia nhập công đoàn và thẻ đoàn viên:

Theo Điều lệ Công đoàn Khóa XII, và Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20 tháng 02 năm 2020 Hướng dẫn Thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định về quản lý đoàn viên công đoàn như sau:

Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam

Tại Điều 3 Hướng dẫn Thi hành Điều lệ Công đoàn quy định

Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã.

– Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

– Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.

– Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

* Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

Tại Điều 3 Điều lệ Công Đoàn khóa XII quy định về thủ tục gia nhập và thẻ Đoàn viên như sau:

– Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

– Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.

– Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Xem thêm:  Nghị luận lối sống của giới trẻ hiện nay hay nhất (3 Mẫu) - Văn 10

– Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.

Trong Điều 4 của Hướng dẫn Điều lệ công đoàn hướng dẫn chi tiết nội dung này như sau:

– Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.

– Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

+Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).

+ Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

– Nơi chưa có công đoàn cơ sở: Người lao động nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có).

Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp. Trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập.

+ Trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận theo quy định tại Mục 12.1 và 12.2 của Hướng dẫn này.

Xem thêm:  MỚI NHẤT: 10 sự thật ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt - Hello Bacsi

– Việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn: Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức Công đoàn Việt Nam phải có đơn xin ra nhập lại gửi công đoàn cơ sở nơi làm việc. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm xem xét, thẩm định nếu đủ điều kiện thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định kết nạp lại.

* Về Thẻ đoàn viên

– Thẻ đoàn viên là sự xác nhận tư cách đoàn viên của tổ chức công đoàn với một cá nhân cụ thể.

– Người là đoàn viên công đoàn được tổ chức công đoàn phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các hoạt động công đoàn. Người có thẻ đoàn viên được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của các cấp công đoàn.

– Việc quản lý và sử dụng thẻ thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Hướng dẫn của Điều lệ quy định như sau:

– Sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn trong các trường hợp sau: Biểu quyết tại đại hội, hội nghị của tổ chức công đoàn khi cần thiết; Xuất trình thẻ đoàn viên khi: Chuyển sinh hoạt công đoàn; tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức (khi có yêu cầu); cần tư vấn, giúp đỡ của công đoàn các cấp; xuất trình thẻ đoàn viên với công đoàn cấp trên để được tham gia sinh hoạt tạm thời khi nơi làm việc chưa có tổ chức công đoàn, tổ chức công đoàn nơi làm việc bị giải thể hoặc trong thời gian nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động chưa tìm được việc làm; sử dụng thẻ đoàn viên để được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.

– Công tác quản lý đoàn viên công đoàn

+ Đoàn viên công đoàn được quản lý thông qua thẻ đoàn viên, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thống nhất quản lý về phôi thẻ, mã số thẻ, phân cấp cho liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương thực hiện in thẻ đoàn viên.

+ Thẻ đoàn viên được trao trong buổi lễ kết nạp hoặc sau khi được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đoàn viên nhận thẻ phải thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thẻ đoàn viên, khi mất hoặc hỏng phải báo ngay với công đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt để được cấp lại hoặc đổi thẻ đoàn viên. Khi phát hiện thẻ đoàn viên giả phải báo cáo kịp thời với công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên.

+ Đoàn viên ra khỏi tổ chức công đoàn, bị khai trừ khỏi tổ chức công đoàn thì công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt hoặc công đoàn cấp trên xóa tên trong danh sách đoàn viên.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.