Lục căn thanh tịnh có nghĩa là gì? – Tạp chí Đáng Nhớ

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Lục căn thanh tịnh là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đọc khoảng: 6 phút

(六根清淨) Cũng gọi Lục căn tịnh. Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô.

Nói một cách gọn ghẽ: lục là sáu, căn là giác quan. Trên phương diện hình thức, con người có năm giác quan:

– mắt (nhãn căn)

– tai (nhĩ căn)

– mũi (tỷ căn)

– lưỡi (thiệt căn)

– thân (thân căn)

Trên phương diện tinh thần con người có Ý (ý căn) ghép vào thành lục căn. Dẫu ta định nghĩa rằng lục là sáu, căn là giác quan, nhưng gọi là sáu căn thì nghe được, nhưng nói là sáu giác quan thì lại không ổn lắm, bởi thông thường người ta hay gọi “giác quan thứ sáu” là sự linh cảm, mà sự linh cảm thì vượt xa hơn phạm trù của ý căn. Ở đây chúng ta chỉ tạm tìm hiểu về việc làm chủ lục căn thôi. Mỗi căn có một đối tượng tiếp xúc riêng, gọi là trần. Vậy nên ta có sáu trần:

– Sắc trần (cảnh vật)

– Thanh trần (âm thanh)

– Hương trần (mùi hương)

– Vị trần (vị)

– Xúc trần (cảm giác ở thân)

– Pháp trần (cảnh ở trong tâm).

Chính sáu căn này làm ra cơ sở tiếp xúc với sáu trần để sinh ra sáu thức rồi khởi tâm phân biệt, yêu ghét và từ đó tạo ra muôn ngàn tội lỗi.

Xem thêm:  Đồ chơi stem là gì ? Những lưu ý khi chọn lựa đồ chơi Stem

Con người có lục căn cũng như có gia tài, tiền bạc vậy, nếu sử dụng đúng thì đem lại hạnh phúc, an vui; nếu sử dụng sai thì chuốc lấy khổ đau, bất hạnh. Do vậy, biết làm chủ một cách sáng suốt gia tài, tiền bạc mà mình có, là đem lại hạnh phúc. Lục căn là một “gia tài” vô giá của con người, biết làm chủ lục căn sẽ mang lại an lạc.

Sáu căn, sáu trần và sáu thức là gì? Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Do tác dụng môi giới giữa 2 bộ phận tâm lý và vật lý mà nói thì gọi chúng là sáu căn.

Thực ra từ ngữ “sáu căn thanh tịnh” rất có đạo lý. Sáu căn là toàn bộ phạm vi của sinh lý học. Đối với vũ trụ và nhân sinh, Phật giáo không phải là duy vật luận cũng không phải là duy tâm luận, mà chủ trương duyên sinh luận, tức vạn vật do nhân duyên hòa hợp mà có.

Phật giáo xem con người là sự cấu thành của ba bộ phân tâm lý, sinh lý và vật lý. Sáu căn nói trên đây thuộc về bộ phận sinh lý học, cộng thêm sáu trần thuộc phạm vi vật lý học, và sáu thức thuộc phạm vi tâm lý học, tổng hợp cả ba bộ phận ấy tạo thành cá nhân một con người.

Sáu căn, sáu trần, sáu thức tổng hợp lại thành 18 giới. Căn trần thức giống như cái vạc ba chân, nương tựa vào nhau mà tồn tại, khuyết một không được. Khuyết một thì hai bộ phận kia không tồn tại được. Vì rằng, sáu trần và sáu thức phải dựa vào môi giới sáu căn mới có tác dụng. Sáu trần và sáu căn, phải dựa vào sự phân biệt của sáu thức mới có giá trị. Sáu thức và sáu căn phải dựa vào bóng dáng phản ánh của sáu trần mới có công dụng.

Xem thêm:  Cách xử lý conflict khi git merge – Vấn nạn đau đầu của mọi Dev

Nếu vậy thì vì sao nói “sáu căn thanh tịnh?”. Bởi vì sáu căn là công cụ của sáu thức. Sáng tạo ra hành vi thiện ác lại do tác dụng của 6 căn. Người ta sở dĩ quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử là do 6 căn không được thanh tịnh. Mọi tội ác làm ra từ thời vô thủy đến nay, đều do 6 căn tạo ra. Như, con mắt tham sắc, tai tham âm thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị, thân căn tham tiếp xúc với cái êm dịu và ý căn tham cảnh vui. Đã có tham thì có sân. Tham và sân là do phiền não, vô minh mà có. Hợp cả ba loại thànhtham, sân, si, ba món độc kết hợp nhau, ác nhiều thiện ít, khiến cho càng xa vời ngày thoát ly sinh tử.

Công phu tu trì đạo giải thoát khỏi sinh tử không ở ngoài ba môn học: “giới, định, tuệ”. Nhưng, gốc chủ yếu của trí tuệ là giới và định. Do đó, công phu nhập môn phải bắt đầu từ thân và tâm, tu thân và tu tâm. Loại bỏ hết niệm ác gọi là tu tâm. Công phu chủ yếu tu tâm là tập thiền định. Loại bỏ mọi hành vi bất thiện gọi là tu thân; công phu tu thân chủ yếu là giữ giới. Mục đích giữ giới là hộ trì các căn, không để cho các chuyện xấu, lọt qua các căn, vào tới nội tâm, gieo rắc hạt giống sinh tử luân hồi.

Xem thêm:  Nước khử ion là gì? Chia sẻ cách khử Ion trong ... - be boi toan cau

Bởi vì, một người bình thường, trừ các giờ nhập thiền thì không thể tránh khỏi vọng tưởng. Vọng tưởng giống như cái dây dẫn lửa, thúc đẩy các căn tạo nghiệp. Giới luật nhà Phật giống như cái thắt lưng bảo hộ, hay là dụng cụ dập tắt lửa, đặt giữa vọng tưởng và sáu căn. Nhờ có giới luật phòng vệ, sáu căn mới dần dần trở nên thanh tịnh. Một khi sáu căn đã được thanh tịnh, thì người tu hành đạt gần tới chỗ siêu phàm nhập thánh.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.