Cho gươm mời đến Thúc lang,…Truyền quân lệnh xuống trướng

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y phan tich doan tho cho guom moi den xuong truong tien tha ngay trong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi chốn thanh lâu, Kiều trở thành một mệnh phụ phu nhân. Chẳng bao lâu sau, Từ Hải đã có binh cường tướng mạnh:

“Trong tay người vạn tinh binh,

Kéo về đóng chật một thành Lâm Tri”.

Kiều đã dựa vào uy thế Từ Hải để báo ân báo oán.

Trong “Truyện Kiều”, cảnh báo ân báo oán là một tình huống giàu kịch tính, thể hiện ước mơ công lí ở đời. Cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu thơ (từ câu 2289 đến câu 2450), Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân. Hoạn Thư cùng 7 tên khác bị báo oán:

“Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,

Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.

Tú Bà với Mã Giám Sinh,

Các tên tội ấy đáng tình còn sao?”

Ở đây, chúng ta chỉ nói đến hai tình tiết: Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư. Tâm lí và cách ứng xử của Thúy Kiều, tính sáng tạo của Nguyễn Du là những điều mà ta có thể tìm hiểu và cảm nhận trong đoạn thơ này.

Báo ân Thúc Sinh

Sau khi mắc lừa Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà bắt ép làm gái lầu xanh. Và Kiều đã gặp Thúc Sinh “cũng nòi thư hương” – Là con rể của quan Thượng thư, một con người phong tình “quen thói bốc rời”. Lúc đầu chỉ là “trăng gió”, nhưng về sau, Thúc Sinh và Thúy Kiều trở thành “đá vàng”. Thúc Sinh đã chuộc Kiều, lấy làm vợ lẽ: “Gót tiền phút đã thoát vòng trần ai”. Mặc dù sau này có chuyện đánh ghen, bị làm nhục, nhưng Thúc Sinh trong điều kiện có thể, nói với Hoạn Thư đưa Kiều ra Quan Âm Các “giữ chùa, chép kinh”, thoát khỏi kiếp tôi đòi. Tuy “thấp cơ thua trí đàn bà” nhưng tình cảm của Thúc Sinh đ ối với Thúy Kiều, trong bi kịch vẫn “nặng lòng”:

Xem thêm:  Cách sử dụng tính năng gõ tắt trên Unikey - Download.vn

“Bây giờ kẻ ngược người xuôi,

Biết bao giờ lại nối lời nước non?”.

Có thể chê trách Thúc Sinh này nọ, nhưng Thúc Sinh là ân nhân của Kiều, đã giúp Kiều hoàn lương. Kiều là một người phúc hậu, nên nàng không bao giờ có thể quên ơn chàng.

Trong cuộc tầm nã của ba quân, gia đình Thúc Sinh đã được Kiều quan tâm “giữ giàng”:

“Lại sai lệnh tiễn truyền qua,

Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên”.

Cảnh báo ân diễn ra, Kiều đã dùng một chữ “mời” rất trọng vọng “cho gươm mời đến Thúc Lang”. Kiều nói về “nghĩa”, về chừ “tòng”, đề cao đạo lí thủy chung. Thúc Sinh là “người cũ”, là “cố nhân” mà Kiều “há dám phụ”. Nàng khẳng định cái tình nghĩa của Thúc Sinh đối với mình ngày xưa là vô cùng to lớn, sâu nặng: “nghĩa nặng nghìn non…”. Kiều đã dùng một số từ như: “nghĩa, nghìn non, Sâm Thương, chữ tòng, người cũ, cố nhân…” cùng với giọng điệu ôn tồn, biểu lộ một tấm lòng trân trọng, biết ơn một người đàn ông đã từng yêu thương mình, cứu vớt mình. Trái tim của Kiều rất nhân tình, nhân hậu; cách ứng xử của nàng đối với Thúc Sinh là giàu ân nghĩa thủy chung:

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.