Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tác hại của thói

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Viet doan van khoang 200 chu trinh bay suy nghi ve tac hai cua thoi quen chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc là câu hỏi thường gặp trong các đề thi Ngữ Văn lớp 12. Nếu các em chưa có ý tưởng để hoàn thiện bài viết của mình thì hãy tham khảo 12 bài mẫu dưới đây do THPT Lê Hồng Phong biên soạn để có thêm nhiều gợi ý mới lạ nhé.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tác hại của thói quen trì hoãn công việc. Có thể theo hướng sau:

– Trì hoãn công việc có thể khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn; thậm chí bỏ lỡ những cơ hội.

– Thói quen trĩ hoàn công việc sẽ dẫn đến tính bê trễ, thiếu kỉ luật, vô trách nhiệm…

– Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lý, khoa học.

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc

12 Bài mẫu Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc hay nhất

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 1

Mỗi người có những ước mơ, khát vọng và hoài bão khác nhau. Để thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi con người phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống với thói quen trì hoãn công việc của bản thân và của tập thể, điều này mang đến nhiều tác hại to lớn đối với con người. Công việc là những mục tiêu, dự định, hành động đặt ra trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. Còn trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Thói quen này khiến cho công việc không được hoàn thành đúng tiến độ, kết quả công việc không cao và dễ dẫn đến thất bại. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc trì hoãn còn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn là thói quen không tốt àm chúng ta cần nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, thời gian trôi đi thì không lấy lại được, hãy sống hết mình, làm việc thật chăm chỉ, hoàn thành công việc thật tốt để thu về nhiều thành quả cho bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 2

Trong cuộc sống, khi muốn hoàn thành tốt công việc cần xác định mục tiêu, lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Nếu như chúng ta có thói quen trì hoãn công việc, thì chắc chắn sẽ chỉ đối mặt với sự trì trệ kéo dài để rồi dẫn đến thất bại mà thôi. Trì hoãn là sự kéo dài, làm gián đoạn tiến độ trong công việc. Cuộc sống luôn có những biến động làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Nhưng điều đó buộc con người phải trì hoãn công việc đang làm để giải quyết vấn đề. Điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu việc trì hoãn được lặp đi lặp lại, trở thành thói quen thì đó lại là điều xấu. Đầu tiên, nó sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng trong suy nghĩ của mỗi người. Tiếp đến, việc trì hoãn sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc. Có đôi khi việc chúng ta không theo kịp tiến độ công việc khiến cho những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. bị bỏ qua. Không chỉ vậy, thói quen này đang làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Con người thường xuyên trì hoãn công việc sẽ trở nên lười biếng cũng như có được kĩ năng giải quyết, xử lí công việc. Qua đây, chúng ta có thể khẳng định rằng trì hoãn công việc là một thói quen xấu, cần phải tránh xa.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 3

Sự trì hoãn sẽ đem đến những tác hại trong cuộc sống. Nếu như hành vi này được lặp lại nhiều lần sẽ dần trở thành một thói quen xấu. Trì hoãn là sự kéo dài thời gian, gây ra sự gián đoạn trong công việc. Cuộc sống luôn vận động không ngừng đòi hỏi con người phải tiến về phía trước để hoàn thành mục tiêu mà bản thân đã đề ra. Chính vì vậy, thói quen trì hoãn sẽ ảnh hưởng xấu đến mỗi người. Chúng ta sẽ dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng học tập và làm việc để cải thiện bản thân. Cùng với đó, mục tiêu hay dự định của bản thân sẽ chỉ nằm trong tưởng tượng, chứ không thể trở thành hiện thực. Một người trì hoãn công việc sẽ làm ảnh hưởng đến cả một công ty. Đặt biệt, nếu công việc không được giải quyết ngay, dồn lại hết ngày này qua ngày khác, đến hạn chót, con người thường gấp gáp thực hiện mà dẫn đến tình trạng làm qua loa, hay làm cho xong. Thói quen này khiến con người không thể phát triển được điểm mạnh của bản thân, cứ mãi dậm chân tại chỗ. Những người sống như vậy cũng không thể nhận được sự tôn trọng, yêu thương của mọi người. Như vậy, đây là một thói quen xấu. Mỗi người cần phải tránh xa để có thể hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Xem thêm:  3 Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lí sách Cánh diều (Có

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 4

Một trong những lối sống có tác hại lớn đối với đời sống con người ấy chính là trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trì hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 5

Cuộc sống là một hành trình dài mà con người sẽ luôn đặt ra nhiều mục tiêu để thực hiện. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện mục tiêu lại khác nhau. Có người hoàn thành nhanh chóng, có người lại mất nhiều thời gian hơn do thói quen trì hoãn của bản thân. Trì hoãn công việc là hành vi cố tình kéo dài thời gian gây gián đoạn công việc mà người đó đang thực hiện. Điều đó dẫn đến công việc không được hoàn thành theo mục tiêu đã đề ra. Đối với nhiều người, hành vi này đang dần trở thành một thói quen. Và có thể khẳng định đây là thói quen xấu bởi những tác hại mà nó để lại cho con người. Thói quen trì hoãn sẽ khiến mỗi người dần trở nên lười biếng, không chịu cố gắng hoàn thành mục tiêu đã được đề ra. Điều đó sẽ khiến công việc của họ không những dậm chân tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến công việc của một tập thể. Đôi khi việc chúng ta trì hoãn còn gây ra tâm lý ỷ lại khi nhận được sự giúp từ người khác. Từ đó, con người dần trở nên thiếu kỉ luật, thiếu trách nhiệm với bản thân và mọi người. Nếu chúng ta vẫn cứ duy trì thói quen xấu này thì sẽ không thể phát triển bản thân, bỏ lỡ đi những cơ hội tốt để thăng tiến trong công việc hay mãi mãi không thể chạm đến đích của thành công. Chúng ta không thể lựa chọn cách mình sinh ra, nhưng lại có thể lựa chọn cách mình đang sống. Chính vì vậy, hãy nói không với thói quen trì hoãn trong công việc.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 6

Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 7

Bạn đang có rất nhiều công việc cần hoàn thành, nhưng thay vì tập trung thực hiện bạn lại “chiều” theo thói quen trì hoãn, để bản thân loay hoay với những việc nhỏ nhặt khác như nhắn tin, lướt mạng xã hội, xem Youtube, ngồi lọc email… Bạn biết bạn nên làm việc, nhưng bạn không cảm thấy thực sự muốn làm, không có động lực hoặc đang không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài những trường hợp bạn cần thời gian để đưa ra quyết định tốt hơn, thì trì hoãn vẫn là một thói quen độc hại, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc và cuộc sống của bạn. Trì hoãn là một vòng lặp đi lặp lại, ăn mòn, ngăn cản chúng ta đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Dù bạn cứ chần chừ, trốn tránh công việc mãi, thì rốt cuộc bạn vẫn phải đối mặt với nó, và đi kèm theo đó còn là một loạt hệ quả không mong muốn. Thói trì hoãn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc và kết quả công việc của bạn. Bạn có thể không hoàn thành KPI tháng, nộp muộn báo cáo, làm việc sơ sài… Và nhất là bạn cứ lặp đi lặp lại lỗi lầm, cứ xin lỗi nhưng rồi lại thất hứa, bởi trì hoãn khi đã ăn vào người thì khó mà dứt được ngay. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn, khiến bạn không được tin tưởng, hay thậm chí là mất việc. Một số bạn cứ chần chừ do lo không biết làm, nhưng việc trì hoãn chẳng củng cố tinh thần cho bạn đâu, mà còn làm nó thấp hơn. Thói quen này sẽ từ từ ăn mòn sự tự tin của bạn, khiến bạn liên tục nghi ngờ bản thân vì không hoàn thành được công việc.

Xem thêm:  Cảm nhận về đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 8

Theo nhiều nghiên cứu trong 20 năm qua của khoa học tâm lý Mỹ, việc trì hoãn làm giảm chất lượng công việc và sự hạnh phúc của con người. Đôi khi, tất cả những gì bạn cần để đánh bại sự trì hoãn là một vài điều chỉnh đơn giản. Bạn nhận ra có những ngày mình thức dậy với một tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Bạn lấy cà phê, nhìn danh sách công việc cần làm và bật máy tính lên. Nhưng rồi bạn chợt nhận ra deadline công việc hẵng còn xa. Bạn nghĩ rằng mình vẫn còn nhiều thời gian và tranh thủ lướt net hoặc truy cập vào những trang mạng xã hội để giết thời gian. Thế rồi cả buổi sáng của bạn kết thúc và bạn vẫn chưa làm được bất cứ một việc gì. Nếu bạn cảm thấy quen thuộc với tình huống này thì bạn hoàn toàn không hề cô đơn. Bởi vì trong thực tế, trì hoãn được xem là căn bệnh phổ biến của cả thế giới. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Piers Steel, đã chỉ ra rằng có đến 95% người tham gia khảo sát cho biết họ đã hoặc đang mắc phải thói quen trì hoãn công việc. Sự nguy hiểm của việc trì hoãn đã được rất nhiều báo cáo khoa học đề cập đến: Những người trì hoãn mãn tính thường có hiệu suất làm việc kém hơn hẳn và mắc nhiều sai lầm trong công việc. 40% những người “nước đến chân mới nhảy” thừa nhận họ có nguy cơ mất mát về mặt tài chính đáng kể. Và đáng lo ngại hơn, tình trạng trì hoãn công việc có thể tạo ra căng thẳng cho người đi làm và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 9

Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc, đó là “Sao lại có thể trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó”. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Từ đó làm kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Câu nói nhằm khuyên người ta không nên trì hoãn bất kể khi làm viẹc gì đó. Tại sao con người không nên trì hoãn? Bởi lẽ cuộc sống là vô thường, luôn có những thứ bất ngờ cùng kéo đến một lúc. Nếu con người không giải quyết 1 vấn đề ngy khi có thể mà lại chần chừ, trì hoãn thì biết đâu rằng sẽ còn rất nhiều thức khác cũng đang ùn ùn ập đến. Đến lúc đó, con người lại cảm thấy áp lực, bế tắc, hỗn loạn, không biết bắt đầu từ đâu.

Không những thế, thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trĩ hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Làm cách nào để thoát khỏi thói quen trì hoãn? Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình. Hãy nghĩ tới tương lai, đích đến, cảm giác chinh phục được mục tiêu của mình sẽ tuyệt vời như thế nào. Hãy để chúng dẫn lối và tạo động lực cho bạn. Và quan trọng là hãy bắt tay vào việc đi, đừng trì hoãn. Không quan tâm đến đó là việc gì, chỉ cần biết rằng nó phục vụ cuộc sống tương lai của bạn là đủ.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 10

Đã bao giờ bạn nghe câu “Làm gì có ngày mai, chỉ có hôm nay”?. Mặc dù chúng ta, ai cũng đã từng nghe qua câu nói ấy nhưng lại không để ý đến tầm quan trọng của nó. Trong mỗi con người, luôn hiện hữu một “thói quen” mang tên trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả cho con người, gây nên nhiều vấn đề cho cả chính bản thân họ và có thể là những người xung quanh. Trước hết, là hậu quả về tâm lý, khiến con người ta hình thành một tâm thế ỉ lại, lười biếng. Một lần trĩ hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vao sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không còn cao và người đang cần hoàn thiện sẽ chỉ còn ít thời gian để hoàn thành. Không chỉ thế, trì hoãn còn ngăn chúng ta phát triển bản thân, khiến con người mất đi nhiều cơ hội vốn có. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Xem thêm:  Hãy tưởng tượng và tả lại nhân vật Cô bé Lọ Lem (3 mẫu)

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 11

Xã hội ngày càng trở nên phát triển, hiện đại hơn, con người dần hòa nhập vào nhiều thú vui trên các trang mạng xã hội mà quên vào những công việc mà mình phải làm. Vì vậy, tình trạng nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay có thói quen trì hoãn thời gian làm việc là một vấn đề cần quan tâm. Trì hoãn thời gian làm việc là một thói quen xấu, là việc thực hiện những công việc mình được giao một cách chậm lại, tự hoãn lại hay là chưa siêng năng, chưa tập trung bắt tay vào công việc đó khiến công việc bị gián đoạn và không thực hiện đúng thời gian đề ra. Nguyên nhân là do các bạn trẻ chưa có ý thức để thực hiện những công việc mà mình được giao, còn dành thời gian nhiều vào những thú vui mà không dành thời gian cho những công việc đó. Việc trì hoãn thời gian làm việc tưởng chừng không gây ra hậu quả lớn nhưng thực tế nó sẽ gây ra nhiều hậu quả, như là bị mọi người chỉ trích, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc. Nếu chúng ta không tập trung hoàn thành đúng thời gian của công việc, chúng ta sẽ sẽ hối hận. Và khi đó chúng ta sẽ không còn cách giải quyết và bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt của bản thân. Vì vậy mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức của bản thân mình, cần đọc thêm nhiều sách, nguồn tài liệu để hiểu hơn về tác hại xấu của thói quen trì hoãn công việc. Chúng ta cần biết sắp xếp thời gian hợp lý để thực hiện tốt các công việc mà mình được giao, hãy thực hiện công việc đó một cách tự nguyện để đem lại những thành công vang dội, đừng nên sa vào các hoạt động vô bổ. Và hãy khuyên nhủ với mọi người xung quanh cần có trách nhiệm với công việc, cần tránh xa sự trì hoãn thời gian. Mỗi khi bản thân chúng ta có ý định trì hoãn, hãy cố gắng đừng mắc lỗi lầm, hãy vượt qua sự lười biếng đó, nghĩ về một tương lai tươi sáng với những điều tốt đẹp.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc – Mẫu 12

Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Chẳng hạn, công việc hàng ngày của người học sinh là học tập, nhưng vì những lý do bất ngờ: thời tiết, sức khỏe, phương tiện đi lại, người học có thể phải trì hoãn công việc học để giải quyết những vấn đề phát sinh trước mắt ấy. Tuy nhiên, đó chỉ là việc trì hoãn tạm thời, còn thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, đứng trước một công việc cần phải giải quyết nhưng mãi ngần ngừ không chịu thực hiện và trì hoãn cho đến ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc một khoảng thời gian không xác định nào đó.

Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!

********************

Trên đây là 12 bài mẫu Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện tốt bài nghị luận xã hội của mình một cách xúc tích nhất.

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo Dục

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.