Vài gợi ý cho giáo viên mầm non trong việc sử dụng câu hỏi đàm

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ví dụ về phương pháp đàm thoại ở mầm non chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Thứ tư, luôn chú ý phản ứng trẻ với câu hỏi.

Một số giáo viên khi thấy trẻ không quan tâm đến câu hỏi hoặc lúng túng trả lời, thường bỏ qua hay trả lời hộ. Trong trường hợp này, GV nên lựa chọn câu hỏi liên quan đến câu hỏi trước đó, cụ thể hóa hơn câu hỏi, lựa chọn nhiều cách hỏi để giúp trẻ bộc lộ quan tâm, bộc lộ kinh nghiệm của bản thân, tạo không khí kích thích nhiều trẻ trong lớp tham gia đàm thoại, ví dụ:

  • Câu chuyện có mở đầu như thế nào?
  • Tiếp theo có chuyện gì đã xảy ra?
  • Nghe chị Cả nói vậy, Sóc đã trả lời ra sao?
  • Câu chuyên kết thúc như thế nào?

Thứ năm, nên sử dụng nhiều câu hỏi cùng một nội dung hỏi nhằm giúp trẻ luyện tập với nhiều mẫu câu.Ví dụ :

  • Dê con sợ hãi như thế nào khi trả lời Sói?
  • Dê con run rẩy như thế nào khi trả lời Sói?
  • Bạn nào bắt chước giọng nói của Dê Con tội nghiệp?

Thứ sáu, tránh để trẻ bị căng thẳng, dồn nén khi đàm thoại nên tạo không khí thoải mái, vui vẻ, hài hước, động viên, khuyến khích giữa trẻ với giáo viên và giữa các trẻ với nhau.Ví dụ : Phát hiện một trẻ thường ngày ít phát biểu nhưng hôm nay trả lời tương đối tốt, giáo viên nên khen:

  • Bạn Tuấn hôm nay trả lời rất đúng.
Xem thêm:  QA là gì? Học ngành gì phù hợp để trở thành một QA?

Nhận thấy bạn Vân trả lời còn lủng củng, giáo viên có thể sử dụng tranh, đồ dùng minh họa gợi ý, khuyến khích trẻ khác giúp bạn trả lời rõ hơn hoặc có thể nói: Ý bạn Vân định nói như vậy………………… (câu nói của giáo viên giúp các trẻ khác hiểu ý bạn và giúp vận học cách diễn đạt rõ hơn nhưng lại không làm trẻ mắc cỡ trước các bạn. Tuy nhiên giáo viên không nên yêu cầu Vân lặp lại ngay câu trả lời theo gợi ý của giáo viên vì như vậy sẽ làm trẻ căng thẳng).

Thứ Bảy, giáo viên nên khuyến khích các trẻ đưa ra nhiều câu trả lời khi đàm thoại nhưng sau đó giáo viên nên chốt lại các câu trả lời của các trẻ theo mẫu câu được chỉnh sửa rõ ý và đúng ngữ pháp. Ví dụ :

  • 1 trẻ : Mẹ giúp con cởi áo rồi mặc quần.
  • 1 trẻ : Bố chở con, mẹ, em đi lòng vòng.
  • 1 trẻ : Bà và Tích Chu không bao giờ giận nhau nữa…..

Sau khi nghe trẻ phát biểu trả lời, giáo viên: Hôm nay các con đã trả lời những câu như

  • Mẹ giúp con mặc quần áo.
  • Bố chở mẹ và hai chị em đi chơi.
  • Từ nay hai bà cháu Tích Chu sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.

………..các con rất giỏi.

Trên đây là một số gợi ý nhằm giúp giáo viên mầm non thuận lợi khi xây dựng câu hỏi đàm thoại khi kể chuyện cho trẻ nghe. Giáo viên nên linh hoạt áp dụng các loại câu hỏi với từng mục đích, khả năng, lứa tuổi trẻ để góp phần phát triển ngôn ngữ trẻ một cách hiệu quả, sáng tạo.

Xem thêm:  Chóng mặt nên làm gì? 10 cách trị chóng mặt hoa mắt tại nhà
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.