Giới thiệu khái quát huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên – Vansudia.net

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Văn giang ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Giới thiệu khái quát huyện Văn Giang

Huyện Văn Giang nằm ở phía bắc tỉnh, phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ, phía đông giáp huyện Văn Lâm, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 71,79 km2 trên bản đồ thể hiện mầu vàng tranh, cụ thể:

  1. Thị trấn Văn Giang diện tích hành chính là 6,84 km2
  2. Xã Xuân Quan diện tích hành chính là 5,31 km2
  3. Xã Cửu Cao diện tích hành chính là 4,40 km2
  4. Xã Phụng Công diện tích hành chính là 4,89 km2
  5. Xã Long Hưng diện tích hành chính là 8,49 km2
  6. Xã Liên Nghĩa diện tích hành chính là 6,15 km2
  7. Xã Tân Tiến diện tích hành chính là 9,92 km2
  8. Xã Thắng Lợi diện tích hành chính là 4,84 km2
  9. Xã Mễ Sở diện tích hành chính là 6,64 km2
  10. Xã Nghĩa Trụ diện tích hành chính là 8,12 km2
  11. Xã Vĩnh Khúc diện tích hành chính là 6,19 km2

Văn Giang – Lịch sử, Văn hóa

Đình Đầu và Đền Ngò xã Phụng Công

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng tả ngạn sông Hồng. Có trên 20 dòng họ đã sống định cư thành một quần thể làng xã. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, làng xã Phụng Công có biết bao thay đổi, diễn ra bao cuộc thăng trầm để rồi có được một quê hương như ngày nay.

Tên làng Phụng Công, theo truyền ngôn, có từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Các cụ già trong làng kể ràng: Vào năm 40 ( Canh Tý ) Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Tô Định. Trên đường hành binh tiến đánh thành Luy Lâu ( Bắc Ninh ) thủ phủ của chính quyền Đông Hán ở Giao Chì ngày ấy, có qua vùng đất này. Hào trưởng Trần Cảnh đã cùng nhân dân trại Ngô ( nay là làng Ngò) đốt đuốc trong đêm đón rước quân sĩ ở cánh Đồng Chầu, đào giếng lấy nước trong đêm (Giếng Dạ ) Phục vụ việc luyện binh, mở tiệc khao quân ở Bãi Yến, trai tráng trong làng đua nhau theo Hai Bà ra trận ( ba địa danh trên vẫn tồn tại đến ngày nay). Cảm kích trước công lao và tấm lòng trung nghĩa của người dân, Hai Bà đã đặt tên “ Phụng Công’’ Cho vùng đất chúng ta (Phụng Công có nghĩa là có công phụng sự sự nghiệp của Hai Bà)

Xem thêm:  Đảo Bali Ở Đâu? 11+ Kinh Nghiệm Xương Máu Du Lịch Bali

Đền Ngò

Đền Ngò thờ Hai Bà Trưng, Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập cho nước nhà.

Đền được ông cha ta kiến tạo ngay đầu làng trong một khuôn viên thoáng rộng, đón gió bốn phương, cảnh sắc hài hoà, thâm nghiêm, tráng lệ. Mặt trước đền có hồ sen hình bán nguyệt, in hình bức bình phong lớn có dáng cuốn thư lượn hình cờ kiếm và long, ly, qui phượng. Trước cổng đền là hai cột trụ to, cao vuông vức khắc ghi hai hàng câu đối:

– Phong Quận cựu binh uy vạn cổ anh thanh kinh Bắc địa.

– Hương viên lưu hiển tích thiên thu linh ứng trần Nam bang.

Đại ý là:

(Chiến công của nghĩa quân Châu Phong vang trời đất

Tiếng thơm của Hai Bà lừng lẫy đến muôn đời)

Tiếp đó là hai lầu tượng, trong đó tạc hình đôi voi chiến – Hai Bà cưỡi voi ra trận. Bên trong Đền có hoành phi, câu đối, bài vị, đồ tế tự… đều sơn son thếp vàng choáng ngợp sắc mầu. Hậu cung có hai ngai thờ cổ, tượng Hai Đức Vua Bà ngự trong khám lớn. Tượng cao chừng hơn một mét, đường nét điêu khắc tinh xảo, độc đáo. Với tư thế vươn nên phía trước, hai cánh tay tượng giơ cao ngang tầm mắt, dấu hiệu của chữ Tràng Khoát, dụ trước ba quân, giữ vững sơn hà. Tượng Hai Bà lồng lẫy trong bộ lễ phục màu hồng, toả ánh hào quang lung linh đèn nến.

Đền Ngò hiện còn lưu giữ được 18 sắc phong qua các triều đại từ thời Lê Cảnh Hưng. Đó là những văn liệu vô cùng quý giá.

Tháng 8-1945, Đền Ngó là nơi diễn ra cuộc mít tinh lớn sau khi cướp chính quyền huyện Văn Giang tuyên bố chấm dứt chế độ cũ, chính quyền mới về tay nhân dân.

Nhiều năm tháng trôi qua, sau bao lần trùng tu, tôn tạo, đền Ngò vẫn giữ được vẻ cổ kính năm xưa. Năm 1989, Bộ văn hoá đã cấp công nhận Đền Ngó là di tích lịch sử – văn hoá cấp Quốc gia, được Nhà nước bảo vệ.

Địa danh lịch sử Đền Ngò mãi mãi gắn liền với địa danh lịch sử Đồng Chầu, Giếng Da, Bãi Yến. Những địa danh đó đã đánh đấu những kỳ tích lớn lao của một thời kỳ lịch sử, ghi nhận công sức của người Phụng Công theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa.

Xem thêm:  Mì Quảng có gì đặc biệt mà lại trở thành đặc sản - Dân Việt

Đình Đầu được xây dựng cùng thời với Đền Ngò và đồng thờ phụng Hai Bà Trưng – Người anh hùng dân tộc. Đình Đầu to, đẹp, lộng gió đồng quê, cổ kính, rêu phong, trải sắc mầu năm tháng.

Cổng đình lồng đèn thao rủ, hai hàng câu đối nhắc nhở hậu thế trân trọng nếp nề. Đao đình uốn lượn cong lên hướng về tam sơn theo kiểu tứ linh chầu nguyệt bao trùm khu tiền lễ và hậu cung. Gian giữa khu tiền lễ bầy hương án, có đỉnh hạc, lư hương… Trên cao treo cửa võng sơn son thếp vàng. Bốn bức hoành phi rộng khắp các gian đình, mang 4 hàng chữ:

Trưng Thánh Vương điện

Vạn cổ anh linh

Thăng long định đỉnh

Chính khí quang minh

Tất cả đã khái quát vẻ thiêng liêng thành kính của ngôi đình. Hai bên khu tiền lễ là hai hàng Bát bửu, gươm vàng uy nghi, trang trọng. Hậu cung có tượng Hai Đức Vua Bà tạc bằng đá quý theo mẫu hình Quốc gia ở đền Đồng Nhân – Hà Nội. Quanh đình có nhiều cây cổ thụ tràn trăm năm tuổi, toả bóng mát cùng ngôi đình trầm mặc ghi dấu ấn thời gian.

Những năm đầu hoà bình lập lại và những năm chống Mỹ, đình Đầu là địa điểm tổ chức nhiều kỳ Đại hội Đảng bộ cấp xã, nhiều Hội nghị quan trọng của huyện Văn Giang. Năm 1970 cũng tại đình Đầu, Bộ y tế nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tổ chức Hội nghị cán bộ lãnh đạo ngành Y toàn miền Bắc do Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch chủ trì quyết sách những chủ trương lớn về y học trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu chống Mỹ cứu nước.

Đình đầu có 18 sắc phong qua các triều đại và cũng bắt đầu từ thời nhà Lê. Năm 1989, Bộ văn hoá đã cấp bằng xếp hạng công nhận đình Đầu là di tích lịch sử, văn hoá cấp Quốc gia.

Chùa Hưng Phúc ( Phú Thị – Mễ Sở)

Chùa thường gọi là chùa Phú Thị, tọa lạc ở thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê và được trùng tu nhiều lần. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu vào năm 1991.

Kiến trúc tòa thượng điện với hai gác chuông, trống ở nóc mái nhà tương tự chùa Pháp Vân (chùa Nành) ở Gia Lâm, Hà Nội. Đại hồng chung được đúc vào thời vua Minh Mạng.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ hoặc đất nung phủ sơn, như tượng Chuẩn Đề, tượng Địa Tạng (cao 1,08m); bộ tượng Thập Điện Minh Vương (cao 0,90m), tượng Cấp Cô Độc (cao 1,07m)… Điện thờ Mẫu được bài trí trang nghiêm, ở đây có tấm biển ghi 4 chữ “Phúc Đức Tại Mẫu”.

Xem thêm:  Tiêm phòng uốn ván: Những lưu ý về tuổi, địa điểm tiêm - VNVC

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Theo quyết định số 14 ngày 4 tháng 4 năm 1984

Chùa Nhạn Tháp (Văn Giang, Hưng Yên)

Nhạn Tháp là một ngôi cổ tự nằm ở bãi sông Hồng thuộc xã Mễ Sở huyện Văn Giang – Hưng Yên, được xây trên nền cũ dinh quan Thái uý Trần Ngô Lương – một trong những tướng giỏi của nhà Trần đã trực tiếp đánh bại quân Nguyên – Mông ở trận Đông Bộ Đầu.

Đặc biệt là, trong chùa Nhạn có một sập đá tương truyền do quan Thái Uý trong một trận đi đánh Chiêm Thành mang về. Sập đá do nhiều khối đá lớn ghép lại nhẵn bóng đẹp không thể tả được, được các nhà chuyên môn đánh giá là to đẹp vào loại nhất nhì miền Bắc, nghe các cụ già trong làng nói: miền Bắc có 3 bệ đá thì bệ đá chùa Nhạn Tháp là to nhất, đẹp nhất.

Xã Mễ Sở là nôi ca trù của vùng châu thổ sông Hồng. Ở đây có đền thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Hàng năm đền mở hội ba ngày vào tháng 2 âm lịch đều có hát ca trù tế tổ. Đây là quê hương của thi sĩ Chu Mạnh Chinh (1860-1905). Một người sành về “cầm, kì, thi, họa” với bài ca trù “Hương Sơn phong cảnh” còn truyền tụng đến ngày nay.

Chùa ông Khổng

Chùa ông Khổng làng Công Luận 1 thờ Khổng Minh Không. Theo truyền thuyết Khổng Minh Không là một danh y có công cứu khỏi bệnh cho vua nhà Lý. Để trả ơn, nhà vua ban cho Khổng Minh Không được vào kho lấy đồng về đúc chuông. Khi chuông đánh lên, một con Trâu vàng tưởng là con nó chạy từ xa chạy tới. Trâu vàng lồng lên tìm kiếm khắp nơi mà không thấy con. Những vết chân dẫm đạp của trâu tạo thành sông Kim Ngưu, nơi nó nằm là làng Đa Ngưu (xã Tân Tiến). Chùa ông Khổng là một ngôi chùa đẹp. Hàng năm từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tết nguyên đán mở hội. Chùa ở ngay ven đê sông Hồng, gần ngã ba rẽ vào thị trấn nên khách du xuân về lễ phật, lễ thánh, xem hội rất đông.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.