Nghị luận về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Ngữ Văn 9

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tu luc canh sinh can cu lao dong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nghị luận về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Ngữ Văn 9

Hướng dẫn

Nghị luận về vấn đề tự lực cánh sinh

Đề bài. Nêu quan điểm về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

1. Yêu cầu

– Viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

– Vấn đề cần bàn luận là tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

– Bài cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch.

– Cần trình bày được những suy nghĩ về vấn đề tự lực, cần cù và sự phối hợp, hỗ trợ, hợp tác trong công việc và cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.

2. Gợi ý

– Cần đọc tài liệu và suy nghĩ để hiểu thế nào là tự lực, là cần cù.

– Cần làm cho mọi người hiểu vai trò của tự lực, cần cù trong đời sống cá nhân cũng như của cộng đồng. Nếu phát huy tốt việc tự lực, cần cù thì kết quả như thế nào. Ngược lại thì kết quả ra sao.

– Những suy nghĩ của bản thân về tự lực và cần cù.

– Cần kết hợp ở mức cần thiết nghị luận với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

3. Lập dàn ý (dàn ý chung)

a. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề tầm quan trọng của việc tự lực và cần cù trong cuộc sống của mỗi con người hay cộng đồng.

b. Thân bài

– Thế nào là tự lực và cần cù.? Vai trò của đức tính này trong cuộc sống con người.

– Những tấm gương về tự lực, cần cù.

– Tự lực, cần cù không có nghĩa là từ chối sự hợp tác và giúp đỡ.

– Tự lực, cần cù trong thời buổi hội nhập hiện nay.

c. Kết bài: Suy nghĩ về vấn đề tự lực cần cù đối với người học sinh, với bản thân mình.

4. Bài làm minh hoa

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Kiều Nguyệt Nga kể lại Lục Vân Tiên cứu

(Hoàng Trung Thông)

Hẳn trong chúng ta rất nhiều người thuộc hai câu thơ trên. Bản thân tôi, mỗi khi đọc hai câu thơ tôi lại có những suy nghĩ về vấn đề tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Quả thực, sẽ không thể có một thành quả lao động nào vững bền nếu không tự mình cần cù lao động, tự tạo lập bằng chính sức lao động của mình. Và với sự cần cù lao động chắc chắn chúng ta sẽ thu được nhiều thành quả vĩ đại.

Ngày bé, đọc truyện Mai An Tiêm, tôi rất vui khi tưởng tượng ra Mai An Tiêm vững vàng trên cánh đồng dưa hấu bạt ngàn với câu nói “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Sự nghiệp gây dựng từ bàn tay lao động đã trở thành hình tượng sống cao đẹp của người lao động Việt Nam tự tin, cần cù vượt khó, thông minh và dũng cảm kiên cường.

Không thể có thành quả nào vững bền nếu không tạo lập bằng sức mình, bằng công lao của chính bản thân, từ mồ hôi, gian khó mà có. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Tự lực cánh sinh có nghĩa là biết tự chủ lao động bằng trí tuệ và bàn tay để tạo lập đời sống và phát triển. Muốn sung sướng phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Chẳng phải là với bàn tay và ý chí vượt khó, An Tiêm đã tạo dựng cuộc sống ngoài đảo hoang đó sao? Chẳng phải Sọ Dừa đã chăm chỉ chăn bò mà giành được sự thương yêu của cô út, rồi sau lại miệt mài học hành mà thi đỗ trạng nguyên đó sao? Không phải chỉ trong những câu chuyện cổ tích, trong cuộc sống, tự lực cánh sinh là ý chí tiềm tàng trong huyết quản dân ta, trở thành niềm tự hào của người nông dân lam lũ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, nhưng tin tưởng “bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”. Tuy nhiên, tự lực không có nghĩa là cứ làm một mình, không tranh thủ sự hợp tác, viện trợ, giúp đỡ của người khác. Tự lực nhưng khi cần phải nương tựa vào nhau, đoàn kết hợp tác với nhau. Cha ông ta đã tổng kết: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Ở đây không chỉ là vấn đề đoàn kết mà còn là sự hợp tác, sự giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng muốn sự giúp đỡ có hiệu quả thì bản thân người được giúp đỡ phải có tinh thần tự lực, không chờ đợi, không dựa dẫm vào người khác.

Xem thêm:  3 bài văn Nghị luận xã hội 200 chữ trình bày mối quan hệ giữa cá

Tinh thần tự lực, tự chủ và cần cù lao động đã được khẳng định hùng hồn hơn cả trong những năm cả nước chống đế quốc Mĩ vừa qua. Kẻ thù không tưởng tượng được rằng với những tấn bom rải xuống hàng ngày, với sự phong toả kinh tế, với chất độc hoá học cùng hàng triệu quân chư hầu mà một dân tộc trên một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn vẫn vững vàng để đối phó và chiến thắng. Mà chúng ta đâu có phải một cường quốc kinh tế. Đất nước chúng ta nghèo, phải chắt chiu:

Dọn chút phân rơi, nhặt từng ngọn lá […] Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!

Trong những năm chiến tranh, anh em bè bạn năm châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản với lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế sức mạnh để chiến thắng là lòng yêu nước và sự tự lực của nhân dân ta, điều ấy vô cùng vĩ đại. Cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế của nhân dân ta trong xây dựng đất nước càng ngày càng mỏ rộng và phát triển, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh – bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó – thì không thể thay đổi tình trạng kém phát triển của đất nước!

Đất nước ta còn nghèo, dân số lại đông. Chúng ta tuy có lực lượng lao động đông đảo nhưng lại đang lạc hậu về cơ sở vật chất. Lao động trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn dựa trên tinh thần làm chủ, tiết kiệm, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rất cần thiết. Tinh thần cần cù lao động, lao động “vì mọi người” và xây dựng một lực lượng người lao động có trình độ khoa học kĩ thuật là then chốt của sức bật trong lao động.

Xem thêm:  Viết 4 - 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết t

Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Thời kì đầu đổi mới, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước đang còn nghèo, chắc chắn còn không ít kẻ cơ hội sống phè phỡn trên sự lao khổ của nhân dân, dựâ vào những khe hở của chính sách nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng tư. Chúng ta sẽ quyết định dần dần làm trong sạch xã hội để người lao động nói chung được hưởng sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ lao động. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Lao động là vẻ vang, cần thiết cho bản thân, cho dân, cho nước. Lao động là nghĩa vụ”.

Thế hệ trẻ chúng ta hiểu sâu sắc nhiệm vụ học tập và lao động để làm cho dân giàu, nước mạnh. Và chắc chắn tinh thần tự lực và sự cần cù lao động của nhân dân ta từ xưa càng được nâng cao trong cuộc xây dựng đất nước của chúng ta hôm nay. Muốn tự lực cánh sinh, cần cù lao động, trước hết phải đoàn kết để cùng lao động, chia sẻ sự cống hiến và giữ được đạo đức cách mạng.

(Nguyễn Thị Xinh, lớp 9A, Trường THCS Chiềng Xôm, s.ơn La)

⇒ Nhận xét

Vào đề một cách tự nhiên khi bạn dẫn hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông tràn đầy tinh thần tự lực và tự tin. Tự lực cánh sinh là một phẩm chất cần thiết, cần rèn luyện của mỗi con người. Và suy rộng ra, đó cũng là phẩm chất cần có của một tổ chức, cộng đồng hay một quốc gia, dân tộc. Tự lực là phát huy sức mạnh vốn có, sức mạnh nội sinh của chính mình để giải quyết vấn đề. Nhưng tự lực không có nghĩa là chỉ tự mình làm, từ chối sự giúp đỡ, sự hợp tác với những người khác. Lấy dẫn chứng từ trong ca dao, cổ tích, trong thơ, trong lịch sử, bạn đã cụ thể hoá tinh thần tự lực và sự tự chủ, cần cù lao động cần thiết như thế nào. Một bài viết khá chắc tay.

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.