Trà Hoa Cúc | Trà Việt – Hương Hoa Ru Giấc Ngủ Ngon

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Trà hoa cúc mua ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mô tả

Trà hoa cúc đã xuất hiện tại Đông Á hơn một nghìn năm. Thức uống thanh khiết này không chỉ khiến bạn mê đắm vì hương vị dịu mát và ngọt ngào mà còn bởi lợi ích của nó đối với sức khỏe. Cùng Trà Việt tìm hiểu nhiều hơn về món trà thảo mộc này nhé!

Nguồn Gốc Của Trà Hoa Cúc

Thế giới hoa cúc muôn hình vạn trạng với vô vàn màu hoa khoe sắc. Thế nhưng, không phải bông hoa nào cũng có thể chiết xuất được những giọt trà hảo hạng.

Trong dân gian Đông Á từ lâu đã lan truyền những nhận thức bất biến về sự tồn tại của Tứ đại danh cúc, bao gồm: Cống cúc, Hoàng cúc, Trừ cúc và Bạc cúc. Trong đó, Hoàng cúc đứng ở hàng “thượng phẩm” vì tính thanh mát và vị ngọt dịu.

Những bông hoa trắng và vàng ngâm trong nước ở nhiệt độ khoảng 90-95°C sẽ chiết xuất ra một màu nước vàng nhạt tựa màu mật ong mới hái. Kết quả là những giọt trà thảo mộc ngọt ngào trong trẻo như sương ban mai thấm đượm hương hoa nhẹ nhàng.

Bên cạnh những thăng hoa về hương vị, thức uống này còn mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe. Thật dễ dàng để thưởng trà hoa mỗi ngày với hoa cúc khô tự làm; hoặc bạn có thể mua các sản phẩm đã được sơ chế sẵn từ những thương hiệu trà nổi tiếng.

Trà Hoa Cúc Có Hương Vị Gì?

Trà hoa cúc có vị ngọt nhẹ, thoảng chút hương bơ. Hương trà không đậm mùi hoa như hoa nhài hay hoa oải hương. Những bông hoa, khi ngâm trong nước nóng, để lại hương thơm nhẹ nhàng khi hòa quyện với mật ong nguyên chất.

Trà Hoa Cúc Có Chứa Caffeine Không?

Các loại trà thảo mộc thường không chứa caffeine, trừ khi được pha với lá trà có chứa caffeine, chẳng hạn như trà đen hoặc trà xanh. Một tách trà hoa cúc nguyên chất có thể giúp bạn tập trung và minh mẫn hơn, chứ không phải cảm giác căng thẳng, tăng động và lo lắng thường thấy ở caffeine.

Niềm Tin Của Đông Y Đối Với Hoa Cúc

Hoa cúc được sử dụng lần đầu tiên vào thời nhà Đường của Trung Hoa. Người ta sử dụng nó để hỗ trợ điều trị các vấn đề về cường giáp, hô hấp, và cao huyết áp. Những người ưa thích loài hoa này cũng nói rằng nó có thể giảm viêm và làm dịu thần kinh của bạn.

Y học Trung Hoa phân loại thảo mộc dựa trên các đặc tính năng lượng hơn là các thành phần hóa học. Hoa cúc cung cấp tính hàn. Đông y tin rằng nó truyền dẫn năng lượng đặc biệt đến phổi, gan, lá lách và thận.

Hoa cúc được khuyên dùng để giảm sốt và các triệu chứng cảm lạnh trong giai đoạn đầu. Những cách sử dụng này chưa được hỗ trợ bởi nghiên cứu khoa học đương đại, nhưng chúng có một lịch sử lâu dài và vững chắc.

Xem thêm:  Zytiga 250Mg - Thuốc Tiện Lợi

Hoa Cúc Dưới Góc Nhìn Của Y Học Hiện Đại

Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu những lợi ích y học của hoa cúc vì sự phổ biến của chúng trong các phương pháp thay thế. Một nghiên cứu cho thấy các thành phần của ​​hoa cúc có thể làm giảm viêm. Một phát hiện khác lại nói rằng chiết xuất hoa cúc có thể giúp điều trị các chứng rối loạn xương.

Nhà dinh dưỡng Renee Rosen của Viện Dinh dưỡng Tích hợp Hoa Kỳ đã nghiên cứu sâu rộng về hoa cúc. Bà nói: “Người ta không thể mong đợi dùng hoa cúc mà có thể hồi phục thần kỳ sau bệnh loãng xương hoặc làm dịu thần kinh chỉ trong một đêm.” Tuy nhiên, bà cũng khuyên bạn nên dùng hoa cúc trong một thời gian dài để gặt hái những lợi ích.

Sau khi nghiên cứu về tác dụng làm mát và chống viêm của hoa cúc, Rosen nói, “Điều có vẻ thực tế là trong thời gian rất dài, một số người có thể trạng phù hợp có thể sử dụng hoa cúc để giảm nhiệt và giảm viêm.”

Các khoáng chất, vitamin, và chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có thể mang lại những lợi ích quan trọng đối với sức khỏe. Chẳng hạn, cung cấp đủ Kali cho cơ thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, cao huyết áp, đột quỵ, ung thư, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa và vô sinh.

Nguồn tham khảo:

  1. Cục An toàn thực phẩm
  2. Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ

4 Lợi Ích Của Trà Hoa Cúc

1. Điều Hòa Huyết Áp

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, trà hoa cúc được coi là một loại thực phẩm chống tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hoa cúc, là một phần của chế độ điều trị bằng thực phẩm tổng thể, có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.

2. Giảm Các Triệu Chứng Do Rượu

Các nghiên cứu cho thấy một tách trà hoa cúc có thể kiềm chế cảm giác buồn nôn. Uống trà hoa cúc còn giúp cải thiện quá trình phân hủy rượu và loại bỏ nó khỏi cơ thể của bạn.

Loại trà này cũng có thể giúp bảo vệ gan khỏi những tổn thương liên quan đến quá trình tiêu hóa rượu. Điều đó không có nghĩa là hoa cúc sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn một đêm say xỉn, nhưng nó có thể giúp giảm bớt một số hậu quả tiêu cực.

3. Điều Trị Chấy

Hoa cúc trưởng thành trong tự nhiên có khả năng loại trừ sâu bọ. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế hóa chất để điều trị chấy rận, trà hoa cúc có thể hữu ích.

4. Tác Dụng Kháng Khuẩn

Tinh dầu hoa cúc nhiều lần được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và chống vi trùng, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn cũng như các vi sinh vật khác. Mặc dù tinh dầu hoa tồn tại tương đối ít trong nước trà, nó vẫn có thể có hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng.

Xem thêm:  TOP 16 địa điểm du lịch HẤP DẪN nhất việt nam: Bạn đã đi được

Giá Trị Dinh Dưỡng

Trà hoa cúc rất giàu Kali, giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim. Nó cũng dồi dào chất sắt, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và giúp vận chuyển oxy qua máu. Loài cổ mộc Đông Phương này cũng là một nguồn tuyệt vời của Magiê, Phốt pho, Canxi, và Sắt.

Một tách trà hoa cúc có chứa:

  • Lượng calo: 12,2
  • Chất đạm: 1,71 gram
  • Chất béo: 0,286 gram
  • Carbohydrate: 1,54 gram
  • Chất xơ: 1,53 gam
  • Đường: 0 gram

Cách Pha Trà Và Thưởng Trà

Trà hoa cúc rất dễ làm. Nếu bạn sử dụng hoa cúc do bạn tự trồng, hãy nhổ hoa và để chúng khô trong vài ngày ở nơi có ánh nắng hoặc sử dụng máy khử nước thực phẩm.

Hoa cúc được biết đến với màu trắng và vàng rực rỡ, và vẫn giữ được hình dạng nguyên vẹn khi phơi khô. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng những bông hoa chưa được phun thuốc trừ sâu hoặc các loại hóa chất làm vườn khác.

Để đảm bảo an toàn, bạn có thể cân nhắc hoa cúc khô của thương hiệu Trà Việt. Với dây chuyền sản xuất và đóng gói đáp ứng các tiêu chuẩn của khoa học, Trà Việt mang đến cho bạn những hương vị đặc trưng và thuần túy nhất của hoa cúc.

Đôi khi trà hoa được đóng hộp hoặc đóng chai có sẵn, có thể chứa thêm đường. Vì vậy tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng của các sản phẩm làm sẵn, để đảm bảo rằng bạn không tiêu thụ nhiều đường hoặc calo hơn bạn mong đợi.

Vậy, làm thế nào để có một ấm trà hoa cúc như ý?

Trà Nóng

Trà nóng là cách thức pha chế phổ biến nhất của trà thảo mộc. Người ta tin rằng nhiệt độ cao giúp hoa cúc giải phóng nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Để thực hiện, bạn cần:

  1. Đun sôi nước và đổ vào ấm rồi thả hoa cúc khô vào. Sử dụng từ 3-6 bông hoa khô cho 225 ml nước.
  2. Ngâm hoa trong nước khoảng 60 giây.
  3. Rót ra ly, thêm gia vị, và thưởng thức

Bạn có thể tiếp tục cho nước vào trà để có thêm 2-3 mẻ trà nữa. Những bông hoa cúc có một hương vị mạnh mẽ và bền bỉ. Nhiều người có thể sử dụng một phần hoa cúc cho cả ngày!

1 phút xem video để có thể tự pha trà hoa cúc tại nhà với trà túi lọc của Trà Việt.

Trà Lạnh

Trà hoa cúc được biết đến với công dụng giải nhiệt và là thức uống phổ biến trong mùa hè, đặc biệt là khi uống đá. Để làm trà hoa cúc lạnh, bạn có thể sử dụng tỷ lệ tương tự như với pha nóng.

Đối với phương pháp, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước tương tự như trên. Sau đó, làm lạnh nước tra bằng cách để vào tủ lạnh trong 1 – 2 tiếng.

Lúc cần uống, chỉ cần lọc chất lỏng vào một bình đựng và nó đã sẵn sàng để thưởng thức! Nếu bạn không thích uống dạng nguyên chất, bạn luôn có thể điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị của mình.

Xem thêm:  Thủ đô Cairo lịch sử - Ai Cập - KhoaHoc.tv

Lưu ý: Không nên để nước trà đã pha qua đêm. Thưởng thức trong ngày để nếm trọn vị ngon của nó.

Si Rô Hoa Cúc

Trà Việt bật mí cho bạn một cách thú vị khác để mang hương hoa cúc vào tách trà của mình. Nó gọi là si rô hoa cúc, được sử dụng để thêm vào trà lá.

Công thức siro hoa cúc đơn giản:

  • Trà hoa cúc: 200 ml
  • Đường mía hữu cơ: 200 gram

Chỉ cần đun sôi trà hoa cúc với đường ngay trước khi sử dụng. Thêm một hoặc hai muỗng cà phê si rô vào tách trà xanh hoặc trà đen đang bốc khói rồi đưa lên gần mũi.

Bạn có thể cảm nhận được màu sắc yên bình của cánh đồng hoa cúc trải đến chân trời. Từng giọt từng giọt thấm vào đầu lưỡi đến cổ họng, tựa như những dòng suối mát lành tuôn chảy theo huyết mạch của cơ thể.

Dị Ứng Và Tác Dụng Phụ

Nếu bạn bị dị ứng với hoa hoặc cỏ phấn hương, bạn cũng có thể bị dị ứng với hoa cúc. Một số người bị dị ứng với hoa thuộc họ cúc có thể có phản ứng tiêu cực khi uống trà hoa này.

Bắt đầu với một hoặc hai tách mỗi tuần sẽ giúp bạn xác định việc uống trà hoa cúc sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Hoặc, ngừng tiêu thụ nó nếu bạn có phản ứng như phát ban trên da hoặc kích ứng đường hô hấp.

Các sản phẩm từ hoa cúc tương tác với nhiều loại thuốc kê đơn, mặc dù không có phản ứng nào nghiêm trọng. Nếu bạn đang dùng thuốc theo toa, hoặc đang mang thai và cho con bú, hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ sản phẩm hoa cúc nào.

Hãy Uống Trà Hoa Cúc Để Ngủ Ngon Hơn

Không khó khăn để thưởng thức một tách trà hoa cúc đúng không nào! Hiện nay, bạn có thể tìm thấy loại thức uống giải nhiệt này ở khắp mọi nơi từ đường phố đến nhà hàng sang trọng.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có quá nhiều lựa chọn khiến bạn hoa mắt chóng mặt mỗi khi tìm kiếm một sản phẩm tốt. Trà Việt tự hào mang đến cho bạn những bông hoa cúc thanh khiến nhất, vẫn giữ trọn màu vàng tươi tắn và mùi thơm dịu dàng dẫu đã trải qua quá trình chế biến.

Thưởng Trà Việt, bạn không chỉ cảm nhận được tinh túy của đất trời, mà còn nhìn thấy dòng chảy của thời không. Những giọt ngọc thanh khiết của thiên nhiên chảy trong huyết quản như ẩn chứa sức mạnh và niềm tự hào của một dân tộc ngàn năm danh trà.

“Đôi khi chỉ cần một tách trà hoa cúc và một cái ôm cũng đủ để tạo nên phép màu.”

Amanda McQuade Crawford, Nhà trị liệu tâm lý người Mỹ

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.