Product Backlog là gì? Đặc điểm cơ bản của một Product Backlog

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Backlog la gi product backlog la gi tai sao backlog lai quan trong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đối với các nhóm phát triển phần mềm, Product Backlog đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy Product Backlog là gì? Bài viết dưới đây, Got It sẽ giúp các bạn hiểu rõ Product Backlog là gì và đặc điểm cơ bản của Product Backlog. Hãy cùng Got It khám phá ngay nhé!

Product Backlog là gì?

Trong phát triển phần mềm, Product Backlog là danh sách các công việc cần phải thực hiện để hoàn thành một dự án. Những công việc trong Product Backlog có thể là các yêu cầu, tính năng hoặc các lỗi đầu vào cho Sprint Backlog.

Product Backlog các Product Owner hay Product Manager trực tiếp quản lý. Nội dung công việc trong Product Backlog sẽ được cập nhật liên tục theo sự thay đổi của khách hàng hay nhu cầu thị trường.

Về bản chất, Product Backlog tương tự như Sprint Backlog. Cả hai đều giúp nhóm phát triển quản lý công việc tồn đọng trong dự án. Tuy nhiên, Product Backlog có phạm vi công việc rộng hơn. Dưới đây là một số khía cạnh khác nhau giữa Product Backlog và Sprint Backlog:

  • Product backlog là nơi lưu trữ tất cả các câu chuyện của người dùng. Trong khi đó Sprint Backlog chỉ chứa các câu chuyện của người dùng đã được chọn trong một Sprint. Hiểu một cách đơn giản, Sprint Backlog là một tập hợp con của Product Backlog.
  • Sprint Backlog phân chia các nhiệm vụ cụ thể, còn Product Backlog mô tả tổng quan về công việc. Nếu Product Backlog là một chiến lược, thì Sprint Backlog được thiết kế để hiện thực hóa chiến lược đó.
Xem thêm:  Factos là gì? Nguồn gốc sự nổi tiếng của từ Factos

Đặc điểm cơ bản của một Product Backlog

Trong cuốn “Agile Product Management with Scrum: Creating Products That Customers Love”, ông Roman Pichler đã đưa ra quy tắc DEEP khi tạo một Product Backlog. Theo đó, Product Backlog có 4 đặc điểm cơ bản là Detailed appropriately, Estimated, Emergent và Prioritized.

Detailed appropriately (Chi tiết một cách hợp lý)

Trong Product Backlog, không phải bất cứ hạng mục công việc nào cũng cần thể hiện một cách chi tiết. Thông thường, những việc quan trọng phải làm trước sẽ được sắp xếp ở phía trên cùng của Product Backlog. Những công công việc này cần phải chi tiết để có thể đưa vào Sprint gần nhất.

Mức độ chi tiết thường giảm dần theo độ ưu tiên và cần thiết của hạng mục công việc đó. Công việc có độ ưu tiên thấp hoặc phụ thuộc vào những hạng mục khác nên để ở cuối cùng. Chúng có thể được phân tích ít chi tiết hơn những hạng mục công việc ở phía trên Product Backlog.

Đặc điểm của Product Backlog
Các hạng mục trong Product Backlog được sắp xếp chi tiết một cách hợp lý

Estimated (Tính ước lượng)

Không chỉ là một danh sách các công việc phải làm, Product Backlog còn là một công cụ lập kế hoạch hữu ích. Trong Product Backlog, các hạng mục dành cho bản phát hành mới cần phải được ước lượng. Chúng có thể do nhóm phát triển hoặc khách hàng cung cấp.

Nhóm Phát triển sẽ cung cấp cho Product Owner khối lượng công việc ước lượng của từng hạng mục. Product Owner và các bên liên quan sẽ cung cấp thông tin về giá trị của sản phẩm. Đó có thể là lợi nhuận, chi phí, rủi ro trong kinh doanh và nhiều hạng mục khác.

Xem thêm:  File SRT là gì? Cách mở, xem và chỉnh sửa file SRT đơn giản

Emergent (Sự tiến hóa)

Product Backlog không phải là một thực thể tĩnh mà nó luôn thay đổi theo thời gian. Các các câu chuyện của người dùng trong Product Backlog sẽ được thêm, xóa hoặc đánh giá lại. Product Backlog liên tục được Product Owner cập nhật trong suốt Sprint.

Ví dụ: Nhóm Phát triển cung cấp cho Product Owner khối lượng công việc của từng hạng mục. Nhưng trong quá trình thực hiện có một số rủi ro kỹ thuật dẫn đến sự thay đổi các hạng mục. Lúc này, Product Owner sẽ phải xem xét việc thêm bớt, hay sắp xếp lại mức độ ưu tiên trong Product Backlog.

Prioritized (Tính ưu tiên)

Một Product Backlog cần sắp xếp với các mặt hàng có giá trị nhất ở trên cùng và ít giá trị nhất ở dưới cùng. Cách làm này giúp nhóm có thể tối đa hóa giá trị của sản phẩm.

Chúng ta có thể đặt mức độ ưu tiên cao cho các hạng mục quan trọng cần được đưa vào Sprint. Tiếp đến sẽ là các hạng mục dự định phát hành trong đợt 1. Khi xếp ưu tiên vượt quá giai đoạn phát hành đợt 1, chúng ta có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Tóm lại, Product Backlog là một công cụ giúp quản lý công việc hiệu quả. Chúng ta có thể áp dụng Product Backlog trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Sau bài viết này, hi vọng các bạn đã hiểu rõ được Product Backlog là gì cũng như đặc điểm của nó. Nếu bạn muốn trở thành một Product Owner, hãy nắm vững các kiến thức Got It đã chia sẻ nhé!

Xem thêm:  TOP 10 bức thư gửi mẹ ngày 20/10 cảm động nhất - Download.vn
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.