Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử và phương pháp cân bằng

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tong hop cac dang phan ung oxi hoa khu va phuong phap can bang chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Như các em đã biết phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố hay có sự chuyến electron giữa các chất trong phản ứng. Phản ứng oxi hóa khử bao gồm quá trình khử (sự oxi hóa) và quá trình oxi hóa (sự khử). Bất kì một phương trình phản ứng nào đều cần phải cân bằng hệ số và để cân bằng một phương trình oxi hóa khử cũng cần phải có phương pháp, rất khó để có thể tự cân bằng hệ số bằng phương pháp thông thường. Cùng tìm hiểu các phản ứng oxi hóa khử thường gặp trong bài viết dưới đây:

Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử

  • Dạng 1: Phản ứng oxi hóa khử không có môi trường và có môi trường
  • Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa khử và phản ứng oxi hóa khử nội phân tử
  • Dạng 3: Phản ứng oxi hóa khử phức tạp
  • Dạng 4: Phản ứng oxi hóa khử có hệ số bằng chữ
  • Dạng 5: Phản ứng oxi hóa khử dạng ion thu gọn
Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử
Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử

Phương pháp cân bằng phương trình oxi hóa khử

Để lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi
  • Bước 2 : Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
  • Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận .
Xem thêm:  Tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở hay nhất (5 mẫu) - Văn 11

Tham khảo thêm:

  • Cách nhận biết phản ứng oxi hóa khử
  • Phản ứng oxi hóa khử là gì? Ví dụ về phản ứng oxi hóa khử
  • Đặc điểm phản ứng oxi hoá khử và những kiến thức cần biết

Dạng 1: Phản ứng oxi hóa khử không có môi trường và có môi trường

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe

Quá trình OXH: 2Al → 2Al3+ +6e x4

Quá trình khử: 3Fe+8/3 + 8e →3Fe0 x3

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O

Quá trình OXH: 2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e x5

Quá trình khử: Mn+7 + 5e → Mn+2 x2

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O

Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa khử và phản ứng oxi hóa khử nội phân tử

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

– Phản ứng tự oxi hóa khử là dạng phản ứng mà quá trình OXH và quá trình khử xảy ra với cùng 1 loại nguyên tố.

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O

Quá trình OXH: Cl0 → Cl+5 + 5e x1

Quá trình khử: Cl0 + 1e → Cl-1 x5

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

– Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là dạng phản ứng mà quá trình OXH và quá trình khử xảy ra với 2 loại nguyên tố khác nhau nhưng trong cùng 1 phân tử (thường là phản ứng phân hủy).

Xem thêm:  Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự kiện để lại cho em ấn

b) KClO3 → KCl + O2

Quá trình OXH: 2O-2 → O20 + 4e x3

Quá trình khử: Cl+5 + 6e → Cl-1 x2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Dạng 3: Phản ứng oxi hóa khử phức tạp

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Chất khử (hai nguyên tố) và một chất oxi hóa

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) FeS2 + O2 → Fe2O3+ SO2

Fe+2S2-1+ O20 → Fe2+3O3 + S+4O2-2

Quá trình OXH: FeS2 → Fe3+ + 2S+4 + 11e x4

Quá trình khử: O20 + 4e → 2O-2 x11

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

Một chất khử và hai chất oxi hóa

b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O ( biết tỉ lệ số mol hai khí N2O : NO lần lượt là 1 : 3)

Quá trình OXH: Al0 → Al3+ + 3e x17

Quá trình khử: N+5 + 17e → 3N+2 + 2N+1 x3

17Al + 66HNO3 → 17Al(NO3)3 + 9N2O + 3NO + 33H2O

Dạng 4: Phản ứng oxi hóa khử có hệ số bằng chữ

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) R + HNO3 → (NO3)n + NO + H2O

Quá trình OXH: N+5 + 3e→ N+2 x n

Quá trình khử: R0 – ne → R+n x 3

3R + 4nHNO3 → 3R(NO3)n + nNO + 2nH2O

b) R + HNO3 → R(NO3)n + NH4NO3 + H2O

Quá trình OXH: N+5 + 8e→ N-3 x n

Quá trình khử: R0 – ne → R+n x 8

8R + 10n HNO3 → 8R(NO3)n + nNH4NO3 + 3nH2O

c) R + H2SO4 → R2(SO4)m + SO2 + H2O

Xem thêm:  Thuyết minh về cây ngô đạt điểm cao - Thủ thuật

Quá trình OXH: S+6 + 2e→ S+4 x m

Quá trình khử: 2R0 – 2me → 2R+m x 1

R + 2mH2SO4 → R2(SO4)m + mSO2 + 2mH2O

d) M + H2SO4 → M2(SO4)m + H2S + H2O

Quá trình OXH: S+6 + 8e→ S-2 x m

Quá trình khử: 2M0 – 2me → 2M+m x 4

8M + 5mH2SO4 → 4M2(SO4)m + mH2S + 4mH2O

Dạng 5: Phản ứng oxi hóa khử dạng ion thu gọn

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) Cu + NO3- + H+ → Cu2++ NO+ H2O

Quá trình OXH: Cu0 → Cu+2 + 2e x 3

Quá trình khử: N+5 + 3e→ N+2 x 2

3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2++ 2NO+ 4H2O

b) Cr3+ + OH- + Br2 → CrO42- + Br- + H2O

Quá trình OXH: Cr3+ → Cr+6 + 3e x 2

Quá trình khử: Br20 + 2e → 2Br- x 3

2Cr3+ + 16OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O

Tham khảo thêm:

  • Phản ứng thế là gì? Kiến thức cơ bản về phản ứng thế
  • Định luật bảo toàn khối lượng và những kiến thức liên quan

Trên đây là một số dạng phản ứng oxi hóa khử thường xuất hiện trong quá trình học trên lớp cũng như trong các bài kiểm tra. Nhìn chung để cân bằng một phương trình phản ứng oxi hóa khử, chúng ta đều sử dụng phương pháp thăng bằng electron và làm theo lần lượt ba bước như đã trình bày ở trên. Đây là một phương pháp khá phức tạp mà mất thời gian, các em nên luyện tập nhiều hơn để thành thạo với dạng toán này. Chúc các em học tốt!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.