Dàn ý cảm nhận Chiếc lược ngà hay nhất (4 mẫu) – Văn 9

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y cam nhan cua em ve doan trich chiec luoc nga chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

TOP 4 Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà thật hay.

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tình cha con sâu nặng cho dù bị chia cắt bởi chiến tranh. Đồng thời, cũng phản ánh vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để học tốt môn Văn 9.

Dàn ý cảm nhận truyện Chiếc lược ngà ngắn gọn

I. Mở bài:

  • Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông chuyên viết về cuộc sống chiến đấu và con người Nam Bộ.
  • Truyện “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 tại chiến trường miền Tây Nam bộ, kể về tình cha con của anh Sáu và bé Thu vô cùng cảm động.

II. Thân bài:

1. Tình cảm của bé Thu đối với cha:

2. Tình cảm của anh Sáu dành cho con – người cha thương yêu con vô cùng:

– Tình cảm anh Sáu dành cho con trong chuyến về phép:

  • Anh háo hức, chờ đợi giây phút được gặp con và khao khát được nghe tiếng gọi “ba” của đứa con.
  • Cái tình cha con cứ nôn nao trong con người anh. Xuồng chưa cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên và bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom lưng đưa tay đón chờ con.
  • Anh mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
  • Tìm đủ mọi cách để gần gũi con: Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.Anh ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”. Trong bữa cơm, anh gắp trứng cá cho con…
  • Hụt hẫng, đau khổ khi con không nhận mình là cha: Anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài bên má đỏ ửng, giần giật, giọng lặp bặp, run run; Ba đây con… Anh đứng sững,nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi.
  • Vì quá thương con nên anh bực mình trước sự phản ứng thái quá của bé Thu: Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? – Hạnh phúc tột cùng khi con nhận ra anh là “ba”, gọi ba trong tiếng thét; anh ôm con“rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”
Xem thêm:  Top 40 Tả cây rau bắp cải | Tập làm văn lớp 4 - VietJack.com

– Tình cảm anh Sáu với con được thể hiện khi trở về đơn vị (sau chuyến về phép).

  • Ân hận, day dứt vì hành động đánh con lúc nóng giận; nhớ lời con dặn, anh tìm ngà và làm chiếc lược cho con. Anh còn khắc lên chiếc lược dòng chữ ”Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” dòng chữ chứa bao nhiêu tình cảm sâu nặng của người cha.
  • Trong một trận càn của giặc, anh bị thương. Trước lúc hy sinh, ông nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu.

→ Chiếc lược là biểu tượng của tình phụ tử, là chiếc lược yêu thương.

3. Ông sáu là người sống có lý tưởng:

Là người chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước, dũng cảm kiên cường, cống hiến, hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng…

III. Kết bài:

  • Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ nhưng hợp lý.
  • Khắc hoạ tâm lý, tính cách nhân vật rất thành công.
  • Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp; chủ động xen vào những ý kiến bình luận suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe (Ông Ba vừa là người chứng kiến câu chuyện, vừa là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Lời kể vừa khách quan,vừa bộc lộ sâu sắc cảm xúc ý nghĩ của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể lại chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình).
  • Sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: “Chiếc lược ngà” có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.
  • Về nội dung: Truyện diễn tả một cách cảm động tình cảm của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Đằng sau câu chuyện được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người.
Xem thêm:  Microsoft PowerPoint - Download

Dàn ý cảm nhận truyện Chiếc lược ngà

I. Mở bài:

  • Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.
  • Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.

II. Thân bài:

a. Nhan đề:

  • Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.
  • Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.

b. Nhân vật bé Thu:

* Trước lúc nhận cha:

  • Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).
  • Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.

=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.

=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.

* Sau khi nhận cha:

  • Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.
  • Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.
  • Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.
Xem thêm:  Chuyên ngành Marketing - Đại Học Tài Chính Marketing

c. Nhân vật ông Sáu:

* Khi trở về thăm nhà:

  • Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).
  • Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh.

* Khi ở chiến trường:

  • Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.
  • Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.
  • Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.

=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ.

Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.