Mẫu sổ chủ nhiệm THCS, THPT 2023 – Hoatieu.vn

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về So chu nhiem thcs thpt mau so cong tac chu nhiem moi nhat chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mẫu sổ chủ nhiệm THCS, THPT là mẫu dùng để theo dõi tình hình lớp học, giảng dạy và tình hình học sinh trong lớp. Mẫu mới nhất được ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Sau đây là nội dung chi tiết.

Sổ chủ nhiệm hay còn gọi là sổ chuyên môn dành cho giáo viên chủ nhiệm, đây là một mẫu sổ rất cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm.

1. Mẫu sổ chủ nhiệm là gì?

Sổ chủ nhiệm là mẫu do giáo viên chủ nhiệm lập ra để ghi chép lại công tác chuyên môn của giáo viên chủ nghiệm. Sổ chủ nhiệm THCS, THPT được ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông.

Mẫu gồm các nội dung: Quy định nhiệm vụ học sinh THCS và THPT, Nội quy học sinh ở trường, tổ chức lớp…..

2. Chức năng của Sổ chủ nhiệm

Sổ chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên THCS, THPT có thể:

  • Quản lý được học sinh trong lớp dễ dàng.
  • Là minh chứng với cấp quản lý đối với tình hình của lớp từ đầu năm cho tới thời điểm hiện tại.
  • Phục vụ cho quá trình giảng dạy học sinh.
  • Là một trong những yếu tố, cơ sở pháp lý để đánh giá, xếp loại các học sinh trong lớp theo Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu.
  • Là hồ sơ để các giáo viên có thể tham dự vào cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi.

3. Bìa sổ chủ nhiệm THCS, THPT

Bìa sổ chủ nhiệm
Mẫu bìa sổ chủ nhiệm

4. Mẫu sổ chủ nhiệm THCS và THPT 2023

5. Sổ chủ nhiệm theo thông tư 22

6. Cách ghi Sổ chủ nhiệm Tiểu học theo Thông tư 22

Cách ghi Sổ chủ nhiệm mới ở THCS, THPT

* Thuật ngữ

  • BGD: Ban giám đốc
  • HK1: Học kỳ 1
  • HK2: Học kỳ 2
  • BHYT: Bảo hiểm y tế
  • PGD: Phòng giáo dục

* Cách ghi sổ

Căn cứ xây dựng sổ là theo Điều 30: Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường đối với giáo viên tiểu học cần có: Giáo án, sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ công tác Đội (đối với tổng phụ trách Đội)

Trang đầu: Nhiệm vụ của học sinh

  • Nêu được nhiệm vụ và quyền của học sinh tiểu học
  • Các hành vi và biểu hiện học sinh không được làm
  • Hình thức khen thưởng và kỷ luật
  • Những quy định về đồ dùng sách vở

Trang: Thông tin học sinh

  • Cần nêu được họ tên học sinh đầy đủ theo giấy khai sinh
  • Ngày tháng năm sinh, giới tính, tên bố, tên mẹ, địa chỉ, sổ đăng hộ
  • Đánh dấu là đội viên, theo dõi kết quả rèn luyện của năm trước theo 3 lĩnh vực, danh hiệu khen thưởng năm trước và ghi chú

Trang: Ban cán sự lớp

  • Nêu ra những phân công cụ thể nhiệm vụ từng học sinh
  • Đề ra nhiệm vụ của từng vị trí làm gì, quản lý lớp ở việc gì
  • Ban cán sự lớp phải thay đổi theo từng học kỳ trong năm, phân chia theo nhóm tổ
  • Nêu được nhiệm vụ của các nhóm
Xem thêm:  Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch

Trang: danh sách học sinh phân theo nhóm, tổ

  • Tên học sinh có trong nhóm tổ, học sinh nào làm nhóm trưởng, có thể thay đổi theo học kỳ
  • Phân bao nhiêu nhóm tổ thì phụ thuộc vào mô hình học tập và hình thức dạy học (nên nhiều nhất là 6 em mỗi nhóm)
  • Danh sách ban đại diện hội cha mẹ học sinh, có số điện thoại, địa chỉ, vai trò của Hội
  • Danh sách học sinh có năng lực đặc biệt hoặc năng khiếu
  • Danh sách học sinh tham gia các câu lạc bộ sở thích
  • Danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trang: kế hoạch năm học

  • Căn cứ vào đâu để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
  • Nêu những nét khái quát về đặc điểm tình hình chung của lớp chủ nhiệm: khái quát nhất thông qua việc điều tra học sinh của giáo viên chủ nhiệm
  • Chỉ ra những học sinh cá biệt cần theo dõi và uốn nắn của lớp
  • Thống kê được kết quả rèn luyện năm học trước

Trang: các mục tiêu cần đạt

  • Các số liệu cụ thể cần đạt cho lớp ở 3 lĩnh vực: Môn học và hoạt động giáo dục, kỹ năng, phẩm chất theo cách báo cáo của phần mềm EMIS của sổ tổng hợp đánh giá giáo dục
  • Nêu được các chỉ tiêu khác chần đạt như: Vở sạch chữ đẹp, danh hiệu lớp, các phong trào, các hoạt động giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang: các biện pháp thực hiện

  • Duy trì sĩ số: nêu rõ mục tiêu, làm thế nào và làm gì để đạt mục tiêu
  • Chất lượng giáo dục các môn học và các hoạt động giáo dục: Mục tiêu? Làm thế nào và làm những gì
  • Năng lực: Mục tiêu? Cách làm
  • Phẩm chất: Mục tiêu? Cách làm

Trang: kế hoạch tháng

  • Nêu những trọng tâm của tháng
  • Nội dung hoạt động trong tháng về giáo dục đạo đức, học tập và các hoạt động khác
  • Có biện pháp thực hiện những công việc đó
  • Có kết quả như thế nào, học sinh nào thực hiện
  • Có phần ghi chép, nhận xét, đánh giá chung sau tháng
  • Có phần ghi chép nội dung điều chỉnh

Trang: theo dõi kết quả định kỳ

  • Nêu những số liệu báo cáo dựa vào phần mềm EMIS, phần mềm quản lý của BGD, bám sát Thông tư 22
  • Dựa vào Sổ tổng hợp kết quả của 4 lần trong năm để thống kê kết quả các môn học và các hoạt động giáo dục
  • Ghi chép các kết quả mà tập thể lớp đạt được trong đợt đó

Trang: theo dõi chuyên cần

  • Vì học sinh tiểu học nghỉ rất ít, đa phần các em đều chuyên cần trong học tập nên trang này sẽ chia thành 4 cột gồm: HK1, HK2, Cả năm, Ghi chú.
  • Cách ghi: ví dụ em Đạt nghỉ trong học kỳ 2 có phép ngày 15/3 thì ghi vào cột HK2 và cột cả năm điền số ngày có phép và ko phép

Trang: theo dõi các khoản đóng góp

  • Tùy từng yêu cầu của từng Phòng giáo dục nên chia các cột cho tiện theo dõi. Chỉ ghi những khoản được phép thu hoặc thu hộ học sinh như BHYT, Ủng hộ, Quỹ theo chỉ đạo của cấp trên
  • Trang: Theo dõi biểu hiện cần khen – nhắc nhở
  • Tùy theo yêu cầu của từng PGD của mỗi địa phương
  • Ghi theo tiến trình thời gian
  • Làm căn cứ để cho tiết giáo dục tập thể, đánh giá các đợt…
Xem thêm:  Lập dàn ý tả cây hoa hồng lớp 4 ngắn gọn - bài văn hay nhất

Trang: theo dõi Họp phụ huynh

  • Phải có kế hoạch, giáo án họp phụ huynh kèm theo danh sách phụ huynh tham gia họp
  • Cuối buổi họp phải thiết lập hoàn chỉnh biên bản họp phụ huynh.

7. Sổ chủ nhiệm THCS, THPT

SỔ CHỦ NHIỆM

TRƯỜNG THCS ………….

LỚP ………….

GVCN: ………………..

PHẦN I:

NHỮNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ HỌC SINH THCS VÀ THPT

(Trích điểu lệ trường THCS ,THPT và trường phổ thông nhiều cấp học)

(Ban hành kèm theo thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Điều 35. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm:  Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi

6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật

1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.

b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.

c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Các hình thức khen thưởng khác.

Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Do nội dung sổ chủ nhiệm rất dài, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ nội dung.

Trên đây là các mẫu sổ chủ nhiệm THCS, mẫu sổ chủ nhiệm THPT 2023 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.