CÁCH PHÂN BIỆT RAU SẠCH VÀ RAU ORGANIC

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Rau organic là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hiện nay khi vấn đề thực phẩm bẩn đang được xã hội đặc biệt quan tâm thì trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu tự hô hào là bán thực phẩm sạch, bán rau hữu cơ. Nhưng liệu rằng đây có phải là rau sạch, rau an toàn hay không? Để nhận biết được điều đó, chúng ta cần cập nhật những kiến thức, kỹ năng rau sạch, rau hữu cơ,.. Vậy rau sạch là gì? Rau hữu cơ là gì? Làm sao để phân biệt rau sạch và rau hữu cơ Hãy cùng EcoClean Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân biệt rau sạch và rau Organic

Rau Organic là gì?

Rau organic còn có tên gọi khác là rau hữu cơ. Đây là loại rau được nuôi trồng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên và đảm bảo các tính chất sau: không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, không thuốc diệt cỏ và các sản phẩm biến đổi gen.

Để trồng được rau Organic, nhân lực trồng rau cần phải được đào tạo chuyên sâu, bài bản về cách trồng cũng như cách chăm sóc và bảo quản. Kiểm tra sát sao các yếu tố như nguồn nước tưới, đất trồng không bị ô nhiễm bởi kim loại nặng như thủy ngân, asen,.. Và một điểm quan trọng là không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp.

Cách nhận biết rau Organic

Rau organic có màu xanh vừa phải

Đa phần các loại rau Organic đều có màu xanh vừa phải chứ không mang màu xanh đậm giống như các loại rau thông thường được bón bằng phân hóa học. Chính vì thế, hãy lưu ý vì đây là đặc điểm quan trọng giúp bạn chọn được rau Organic chuẩn xác nhất.

Lá ngắn, dày, các bộ phận có sự cân đối

Một đặc điểm cần lưu ý là rau Organic có phần lá khá dày, các phiến lá thường ngắn và nếu để ý kỹ sẽ thấy các phiến lá sẽ có sự cân đối với nhau. Nếu dùng tay chạm vào sẽ cảm nhận được sự cứng cáp của lá. Phần thân cứng cáp và mảnh chứ không mập mạp như những loại rau có sử dụng chất hóa học.

Xem thêm:  Mạch Schmitt Trigger sử dụng Op-Amp - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI

Thân cây giòn, trọng lượng nặng và rắn chắc

Một đặc điểm để có thể nhận biết được rau Organic nữa đó là dựa vào thân cây. Thông thường thân cây sẽ rất giòn, rắn chắc mà không có hiện tượng tích trữ nước giống như các loại rau thông thường khác.

Rau Organic có phần thân giòn, trọng lượng nặng và rắn chắc
Rau Organic có phần thân giòn, trọng lượng nặng và rắn chắc

Rau tươi và héo rất lâu

Rau Organic có thể giữ được độ tươi của nó ở nhiệt độ bình thường mà không cần phải đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Trong trường hợp rau bị héo, bạn chỉ cần rắc thêm chút nước vào là rau sẽ trở lại tươi sống như ban đầu.

Rau ngọt, giòn với hương vị tự nhiên

Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất của rau Organic và các loại rau khác nằm ở độ giòn và ngọt tự nhiên. Với rau Organic, bạn hoàn toàn có thể ăn sống hoặc chế biến theo nhiều dạng mà rau vẫn giữ được độ ngọt thanh mát tự nhiên.

Ngoài những dấu hiệu để nhận biết trên thì rau Organic thường có bề ngoài mẫu mã xấu hơn so với các loại rau thường vì chỉ dùng phân ủ hữu cơ. Chính vì vậy những bó rau có thân, lá mập to, mọng nước cộng với mang màu xanh tươi non mơn mởn thì chắc chắn đó không phải là rau hữu cơ.

*** Đọc ngay: Các loại phân hữu cơ bón cho rau sạch

Rau sạch là gì?

Rau sạch là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đảm bảo được những tiêu chuẩn sau: Hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu,.. để giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh.

Rau sạch chỉ được công nhận là sạch nếu chúng được tuân thủ các biện pháp kỹ thuật sau:

Đất:

Vùng đất để trồng rau sạch phải chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như thủy ngân, asen,.. và chưa bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp.

Xem thêm:  Tuệ giác của Thế tôn - Phật giáo

Phân bón:

– Giảm lượng nitrat và mầm bệnh cho rau bằng bằng bón phân hóa học đúng liều lượng quy định, kết hợp với phân xanh, phân chuồng và phân vi lượng.

– Không tưới rau bằng phân chuồng tươi, phân bắc, nước thải sinh hoạt hoặc các loại nước đã nhiễm bẩn.

– Nên sử dụng phân hữu cơ hoai, mục, phân vi sinh tổng hợp để phòng trừ dịch bệnh cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

– Không phun thuốc trừ sâu cho rau vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như thủy ngân, 666, DDT,.. gây hại cho cơ thể.

– Không thu hoạch rau củ ngay khi vừa bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu. Bởi từng loại phân bón và thuốc đều cần thời gian để phân giải. Cần đảm bảo đủ thời gian để phân bón và thuốc phân hủy mới được thu hoạch.

Rau sạch là gì?
Rau sạch là gì?

Dấu hiệu phân biệt rau sạch

– Cũng giống như rau Organic, vẻ ngoài của của rau sạch cũng không xanh đậm và bóng bẩy như một số loại rau được phun thuốc tăng trưởng. Vì hàm lượng phân bón hóa học thấp nên lá của rau sạch có độ bóng ít hơn và có vẻ ngoài khô cứng hơn. Điều này đúng với các loại rau như rau muống, rau cải, rau ngót,..

– Các loại rau củ quả sạch vì không ngâm thuốc bảo quản nên sẽ có phần cuống tươi hơn trong khi các loại rau củ khác, tuy quả con đẹp nhưng cuống đã bị héo úa.

– Vì không sử dụng thuốc trừ sâu nên lá rau sạch thường có nhiều lỗ do sâu gây ra.

Cách phân biệt rau sạch và rau Organic?

Điểm khác biệt mà có thể dễ dàng nhận lớn nhất của rau Organic và rau sạch là mùi vị của rau Organic đậm và tự nhiên hơn rau sạch vì khả năng tích lũy dinh dưỡng đủ trong một thời gian dài.

Có thể dễ dàng trồng rau sạch tại nhà

Ngoài ra, rau Organic và rau sạch còn có những điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí an toàn Rau Organic (hữu cơ) Rau sạch – Thuốc diệt cỏ, diệt nấm

Xem thêm:  Tìm hiểu ý nghĩa trực thành trong Nhị Thập Kiến Trừ có gì đặc biệt?

– Thuốc trừ sâu

– Phân bón hóa học

– Thuốc bảo quản

– Thuốc kích thích tăng trưởng

– Không sử dụng bất kỳ loại thuốc và phân bón hóa học trong quá trình trồng. Nguồn dinh dưỡng chỉ gồm phân ủ nóng, cây phân xanh, phân hữu cơ,.. – Được sử dụng nhưng điều chỉnh liều lượng đúng quy định, đồng thời cần có đủ thời gian phân hủy trước khi thu hoạch rau. Đất – Đất trồng được quy hoạch để tránh nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài. Đất cần xét nhiễm nhằm đảm bảo không bị ô nhiễm và nhiễm độc – Được quy hoạch thành vùng, cơ quan chức năng tại địa phương lấy mẫu xét nghiệm. Nước – Được lấy từ giếng khoan hoặc giếng đào. Được kiểm nghiệm để đảm bảo nước đủ tiêu chuẩn để sản xuất rau hữu cơ, đảm bảo nước không bị ô nhiễm hay nhiễm chất thải bẩn. – Lấy từ sông, ao, hồ, suối, giếng khoan. Khó kiểm soát được tình trạng ô nhiễm tiềm tàng. Năng suất – Thấp hơn 25-40% so với việc sản xuất thông thường. – Năng suất cao Hàm lượng dinh dưỡng – Chứa hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cao. – Tích lũy ít dinh dưỡng vì bị rút ngắn thời gian sinh trưởng. Giám sát – Thực hiện theo quy trình nên dễ kiểm soát, truy xuất nguồn gốc. – Khó truy xuất nguồn gốc.

Có thể nói rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Vì thế lựa chọn rau sạch và an toàn là một trong những kỹ năng cần thiết. Trên đây là những thông tin về cách chọn rau sạch và cách phân biệt rau sạch và rau Organic của EcoClean Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn.

*** Xem thêm: Phân loại rác tại nhà

Nếu cần tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP HCM

Hotline: 0903 923 177

Website: https://uphanhuuco.com/

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.