Phương pháp giáo dục – Tài liệu Giáo dục học đại cương Tập 2

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phương pháp giáo dục chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Khái niệm phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là một nhân tố cơ bản của quá trình giáo dục, nó phản ánh cách thức tô chức và tự tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng của giáo viên và học sinh nhằm chuyển hóa những yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức, lối sống văn hóa thẩm mĩ do xã hội quy định thành những phẩm chất nhân cách, những hành vi, thói quen và nếp sống văn minh của học sinh. Phương pháp có mối quan hệ tương tác với các nhân tố khác của quá trình giáo dục, đặc biệt là mục đích, nội dung giáo dục và nhân tố thầy, trò trong quá trình giáo dục.

Nói cách khác, phương pháp giáo dục là cách thức tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, tự điều khiển các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng của giáo viên và học sinh (với tư cách là nhà giáo dục và đối tượng giáo dục) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục phu hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục:

Phương pháp giáo dục có các dấu hiệu đặc trưng cần lưu ý sau đây:

biện chứng giữa mục đích, nội dung và hình thức trong quá trình giáo dục, “phương pháp là hình thức về cách thức vận động bên trong của nội dung”, là phương thức, là nghệ thuật tổ chức các hoạt động theo những chủ đề nhất định nhằm chuyển hóa các yêu cầu khách quan thành nhu cầu phát triển nhân cách chủ quan của đối tượng giáo dục.

– Phương pháp giáo dục thể hiện mối quan hệ phối hợp thống nhất giữa cách thức hoạt động của nhà giáo dục và đôi tượng giáo dục, trong đó những tác động của nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, còn đối tượng giáo dục thì tự giác, tích cực hoạt động, tự giáo dục, tự vận động và phát triển nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển nhân cách đã xác định. Mối quan hệ tương tác đó được coi như là một mô hình, các hành động và thao ác được sắp xếp và thực hiện theo những quy trình hợp lí nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.

2. Hệ thống các phương pháp giáo dục

Để xác định các phương pháp giáo dục phù hợp, cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục, đặc biệt là cần căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm nhân cách của đối tượng giáo dục Từ những cơ sở đó, các nhà giáo dục phân chia các phương pháp giáo dục thành ba nhóm chính. đó là:

– Nhóm các phương pháp thuyết phục nhằm hình thành ý thức cá nhân;

– Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử; …

– Nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi.

thức cá nhân , Ý thức cá nhân phản ánh sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức và niềm tin về những chuẩn mực đạo đức và văn hóa thẩm mĩ đã được xã hội quy định và thừa nhận. Trong thực tiễn giáo dục muốn hình thành ý thức cá nhân của mỗi học sinh về những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức … nhà giáo dục thường dùng các phương pháp thuyết phục để tác động đến nhận thức, tình cảm của học sinh nhằm hình thành ý thức, niềm tin và thái độ đúng đắn. Thuyết phục là một nhóm các phương pháp giáo dục, trong đó nhà giáo dục khéo léo sử dụng ngôn ngữ của mình để khuyên giải, phân tích, đàm thoại hoặc nêu gương nhằm giúp cho đối tượng giáo dục hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội đã quy định. Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp như: phương pháp giảng giải, đàm thoại và nêu gương.

– Giảng giải: là phương pháp trong đó nhà giáo dục dùng lời nói chân tình để khuyên bảo, giải thích, minh họa, phân tích làm sáng tỏ những khái niệm về đạo đức, những quy tắc, những chuẩn mực, những nếp sống văn hóa cần có ở mỗi cá nhân trong một cộng đồng.

Xem thêm:  Bột mì là gì? 6 loại bột mì làm bánh thông dụng hiện nay

Sự giảng giải đối với học sinh có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như giải thích, phân tích, lấy ví dụ minh họa, chứng minh làm sáng tỏ một khái niệm, một phong cách sống, một chuẩn mực đạo đức, … khi học sinh vì không hiểu mà vi phạm và hành động sai. Nhà giáo dục có thể khuyên bảo, thậm chí yêu cầu, răn đe một cách nghiêm khắc nếu như bản thân đối tượng giáo dục đã hiểu lẽ phải trái, nên và không nên làm mà vẫn cố tình hành động sai trái… Như vậy phương pháp giảng giải giúp cho học sinh trong quá trình giáo dục hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc về những chuẩn mực xã hội để cổ động cơ và 117

hành động phù hợp. Để có thể tiến hành giảng giải, khuyên răn có hiệu quả giáo dục cao, nhà giáo dục cần chú ý các yêu cầu sư phạm như:

+ Phải chuẩn bị nội dung vấn đề cần giảng giải, phân tích, khuyên bảo với từng đối tượng.

+ Khi giảng giải, khuyên răn cần sử dụng lời nói có sức thuyết phục cao: lập luận có cơ sở lí luận và thực tiễn, cần hiểu, thông cảm sâu sắc, có tình thương và sự khoan dung nhưng cũng rất cần sự nghiêm khắc khi đối tượng giáo dục cố tình không hiểu và lại diễn những sai lầm …

– Đàm thoại: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục khéo léo tổ chức các cuộc trao đổi thảo luận tranh luận về thột chủ đề nhất định nào đó có liên quan tới nội dung giáo dục.Việc đàm thoại có thể diễn ra giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, giữa các thành viên trong nhóm, trong một tập thể học sinh về những vấn đề mà các em quan tâm trong học tập, trong rèn luyện đạo đức và lối sống; những vấn đề bức xúc trong giáo dục, trong đời sống xã hội, trong quan hệ bạn bè v.v…

Phương pháp đàm thoại có thể tạo cơ hội để phát huy tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân học sinh khi họ trực tiếp tham gia giải thích, tranh luận thảo luận nhận xét, đánh giá và tự rút ra những kết luận cho bản thân về các tình huống có liên quan tới những chuẩn mực xã hội, từ đó hình thành và phát triển niềm tin, những thói quen và hành vi phù hợp.

Để phương pháp đàm thoại đạt được kết quả mong muốn, nhà giáo dục cần chú ý một số yêu cầu như:

+ Trước hết cần chuẩn bị các chủ đề, các câu chuyện cần kể, những câu hỏi cần phỏng vấn, những mục tiêu, nội dung cần

trao đồi tranh luận … ;

+ Việc tổ chức tranh luận, trò chuyện, trao đổi, mạn đàm giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo .dục hoặc giữa các thành viên với nhau cần được tiến hành trong bầu không khí tự nhiên, thoải mái để mỗi người có thể bộc lộ hết những suy nghĩ và tình cảm riêng tư, từ đó có thể rút ra những kết luận về nhận thức và hành động cụ thể.

– Nêu gương. là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục qua những câu chuyện có thật, những tấm gương về người tốt, việc tốt của một tập thể một cá nhân nhằm kích thích tính tích cực hoạt động, tu dưỡng rèn luyện, tự giáo dục của đối tượng giáo dục, động viên, khuyến khích họ phấn đấu làm theo những gương tốt đó.

Trong thực tiễn giáo dục thông thường khi nói đến nêu gương người ta nghĩ ngay đến việc học tập và làm theo những gương tốt gương chính diện như việc giáo dục học sinh phấn đấu theo gương những anh hùng, chiến sĩ thi đua, những tâm gương lao động, học tập xuất sắc, những học sinh nghèo vượt khó tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp nêu gương , các nhà sư phạm cũng không quên dùng những gương xấu, gương phản diện để ngăn ngừa, giáo dục học sinh của mình như: kể lại một hiện tượng học sinh hư, số phận một con nghiện, một trẻ lang thang bụi đời … thông qua những gương xấu đó, các em tự phân tích, trao đổi tìm nhang nguyên nhân chủ quan, khách quan và tự rút ra những kết luận sư phạm; những bài học kinh nghiệm cần tránh cho bản thân mình.

Xem thêm:  Ankan: Định nghĩa, tính chất, ứng dụng và cách điều chế - Monkey

Phương pháp nêu gương có tác dụng giúp chỉ học sinh từ việc nhận xét, phê phán đánh giá những mặt tốt và chưa tốt của người 119

khác để học tập, làm theo những gương tốt và kịp thời điều chỉnh hành vi, tránh những biểu hiện tiêu cực của bản thân mình. Từ đó hình thành được niềm tin và thói quen làm việc tốt phù hợp với mục đích, nhiệm vụ giáo dục.

Khi vận dụng phương pháp nêu gương, nhà giáo dục cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản như: Cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục mà lựa chọn những tấm gương thật điển hình để giáo dục (chọn gương chính diện, gương tốt là chủ yếu không nên quá lạm dụng gương phản diện sẽ gây tác hại phản giáo dục). Mặt khác, bản thân nhà giáo dục phải là một tấm gương trong sáng về đạo đức, về phẩm chất nhân cách, về lối sống … đối với học sinh, thực sự được các em cảm phục, tin tưởng. Yêu cầu đối với học sinh: thường xuyên liên hệ với thực tiễn, tìm trong thực tiễn cuộc sống những tấm gương điển hình tốt để học tập, làm theo, đồng thời có thái độ phế phán những biểu hiện xấu, tiêu cực trong cuộc sống để kiên quyết tránh. Qua đó, mỗi cá nhân học sinh cần xây dựng cho mình một mô hình lí tưởng về con người toàn diện để tự mình tu dưỡng, rèn luyện, tự giáo dục tự hoàn thiện theo mẫu người tốt lí tưởng đó. Như vậy, các phương pháp thuyết phục nhằm hình thành ý thức cá nhân cho học sinh có tác dụng giúp cho các em có như hiểu biết cần thiết về những chuẩn mực, những giá trị xã hội đạo đức và nhân văn, về lối sống văn hóa thẩm mĩ về lao động và thể chất, qua đó hình thành tình cảm, niềm tin và tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách.

b) Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử

Bản chất của giáo dục là quá trình tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú nhằm biến những yêu cầu, chuẩn mực

khách quan thành nhu cầu phát triển chủ quan. Điều đó có nghĩa là những phẩm chất, những nét tính cách của mỗi người suy cho cùng phải được thể hiện bằng hành vi thói quen, bằng nếp sống có văn hóa trong thực tiễn, lí thuyết và hành động, lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội cho học sinh, giúp họ chuyển hóa ý thức thành hành vi và rèn luyện thành thói quen cần thiết. Nhóm phương pháp này gồm ba phương pháp chính: phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề; phương pháp rèn luyện và phương pháp luyện tập.

– Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục soạn thảo những chủ đề phù hợp với các nhiệm vụ và nội dung giáo dục có tác dụng lôi cuốn, thu hút đông đảo học sinh tham gia qua đó các em có điều kiện rèn luyện và thể hiện năng lực tự tổ chức hoạt động, tự giáo dục và rèn luyện phẩm chất, hành vi, thói quen, đặc biệt là những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong cuộc sống phù hợp với yêu cầu và các chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.

Khi tổ chức các loại hình hoạt động theo chủ đề, nhà giáo dục trước hết cần lựa chọn và nêu lên những chủ đề mang tính giáo dục sâu sắc theo thời gian của các sự kiện lịch sử hoặc phục vụ cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước… ví dụ. Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ; Chào mừng Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam; chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, … Sau khi nêu chủ đề , cần thiết kế quy trình hoạt động theo kế hoạch từng bước hợp lí nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân và khéo léo lồng ghép nội 121

Xem thêm:  Thủ tục hủy hóa đơn giấy để sử dụng hóa đơn điện tử

dung giáo dục một cách tự nhiên, không gượng gạo máy móc. Muốn vậy cần tính đếm tới nhu cầu hoạt động, đặc điểm tâm – sinh lí, đặc điểm lứa tuổi và hứng thú, năng khiếu hoạt động của đối tượng giáo dục. Đặc biệt, cán phát huy vai trò cố vấn của nhà giáo dục trong việc theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, điều chỉnh tiến trình hoạt động thường xuyên kịp thời.

– Phương pháp rèn luyện: là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, tạo môi trường để học sinh tự thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực đạo đức, văn hóa thẩm mĩ… trong các tình huống cụ thể, đa dạng các thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, phương pháp rèn luyện đã tạo cơ hội cho học sinh tham nhập vào các tình huống giáo dục cụ thể từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó trong cuộc sống và đòi hỏi họ tự nguyện tham gia giải quyết có hiệu quả những tình huống có thật nảy sinh trong học tập, trong lao động và sinh hoạt tập thể, qua đó, những hành vi, thói quen đần dần được hình thành và được rèn luyện một cách thuần thục, bền vững.

Thực tiễn giáo dục chứng tỏ rằng, phương pháp rèn luyện hành vi, thói quen nếp sống văn minh chỉ mang lại hiệu quả tối ưu khi nhà giáo dục đưa ra được những tình huống tự nhiên, phù hợp với đối tượng giáo dục và kết hợp chặt chẽ giữa rèn luyện, tự rèn luyện, giữa kiểm tra và tự kiểm tra. Đồng thời phải tổ chức ren luyện thường xuyên, liên tục, có hệ thống và kết hợp việc tổ chức rèn luyện của nhà giáo dục với việc tự tổ chức, tự rèn luyện của mỗi cá nhân học sinh.

định bền vững những hành vi, thói quen đã được hình thành và rèn luyện trong thực tiễn hoạt động giáo dục. Đó là quá trình tổ chức ôn luyện một cách có hệ thống, đều đặn, có kế hoạch các hành động, các thói quen ứng xử, biến nó thành những thuộc tính của nhân cách, thành những nhu cầu không thể thiếu trong nếp sống hằng ngày của mỗi cá nhân.

Để thực hiện tốt phương pháp luyện tập, nhà giáo dục cần chú ý thực hiện các yêu cầu cơ bản như: phải luyện tập một cách thường xuyên với nhiều hình thức hấp dẫn, tránh máy móc lặp lại những động tác, những hành vi một cách gò ép, bắt buộc sẽ gây cảm giác nhàm chán làm giảm hiệu quả giáo dục: Mặt khác, trong khi luyện tập cần có sự uốn nắn, kiểm tra thường xuyên, đồng thời phải khuyến khích việc tự kiểm tra, tự điều chỉnh hành vi, thói quen của bản thân đối tượng giáo dục.

c) Nhóm các phương pháp kích thích tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi

Quá trình giáo dục chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi đối tượng giáo dục tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và thông qua đó họ tự giác rèn luyện và củng cố, luyện tập những hành vi, thói quen cần thiết. Vì vậy, vấn đề đặt ra là nhà giáo dục có phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của hoạt động hay không? Bằng cách thức, con đường nào để khuyến khích, động viên, lôi cuốn đông đảo các em hứng thú tham gia hoạt động có hiệu quả, đồng thời khắc phục, ngăn ngừa, uốn nắn những biểu hiện tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn không được xã hội thừa nhận thường có ở một số học sinh ? Để đạt được mục đích nhiệm vụ giáo dục đó, nhà giáo dục phải vận dụng có hiệu quả nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa của học sinh. Nhóm này

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.