Niu Di-lân (New Zealand) | Hồ sơ – Sự kiện – Nhân chứng

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Niu di lân ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Liên bang Niu Di-lân (Commonwealth of New Zealand)

Mã vùng điện thoại: 64 Tên miền Internet: .nz

c

Quốc kỳ Liên bangNiu Di-lân

Vị trí địa lý: Là quần đảo ở Nam Thái Bình Dương, giáp biển Phi-gi, biển Tax-man và cách Ô-xtrây-li-a 1.900 km về phía đông nam. Tọa độ: 41000 vĩ nam, 174000 kinh đông.

Diện tích: 267.710 km2

Khí hậu: Ôn đới. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 14 – 190C, tháng 7: 5 – 120C. Lượng mưa trung bình: 400 – 5.000 mm.

Địa hình: Phần lớn là núi và có một số vùng đồng bằng ven biển.

Tài nguyên thiên nhiên: Khí tự nhiên, sắt, than đá, gỗ, tiềm năng thuỷ điện, vàng, đá vôi.

Dân số: khoảng 4.438.393 người (thống kê 7/2015)

Các dân tộc: Người châu Âu (81%), Maori (9%), Pô-li-nê-xi-a (3%), các dân tộc khác (7%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; thổ ngữ Maori cũng được sử dụng.

Lịch sử: Người Hà Lan đầu tiên đặt chân lên quần đảo Niu Di-lân vào năm 1642. Năm 1840, Anh chiếm Niu Di-lân. Năm 1907, Niu Di-lân được hưởng chế độ tự trị và trở thành nước độc lập trong khối Liên hiệp Anh.

Tôn giáo: Anh quốc giáo (24%), Giáo hội Xcốt-len (18%), đạo Cơ đốc (15%), Hội Giám lý (5%), Đạo Tin lành (3%), v.v..

Xem thêm:  Tổng hợp 13 cách làm sườn nướng ngon đậm đà đơn giản cho bữa

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 93 hạt, 9 quận và 3 thành phố cấp quận.

Các vùng phụ thuộc: Quần đảo Cúc, Niue, Tokelau.

Hiến pháp: Không có văn bản hiến pháp chính thức.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng Anh thông qua đại diện là Thống đốc.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Niu Dil-ân theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, Thống đốc do Nữ hoàng bổ nhiệm; sau khi bầu cử Quốc hội, thủ lĩnh của đảng chiếm đa số hoặc thủ lĩnh của liên minh chiếm đa số thường được Thống đốc bổ nhiệm làm Thủ tướng, nhiệm kỳ 3 năm; các Phó Thủ tướng do Thống đốc bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (120 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, mỗi đại biểu một phiếu bầu riêng theo các khu vực bầu cử, nhiệm kỳ 3 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án cấp cao, Toà thượng thẩm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Quốc gia (NP), Đảng Thứ nhất của Niu Di-lân (NZFP), Đảng Lao động Niu Di-lân (NZLP), Liên minh (của năm đảng nhỏ – Đảng Lao động mới, Đảng Dân chủ, Đảng Tự do Niu Di-lân, Đảng Xanh và Mana Motuhake), Nước Niu Di-lân thống nhất (UNZ), Đảng Bảo thủ, Liên minh Thiên chúa giáo, Đảng Mauri Thái Bình Dương, v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Từ năm 1984, Chính phủ đã thực hiện chương trình cải cách nền kinh tế nhằm chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do, tăng cường công nghiệp hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh. Cơ cấu ngành trong GDP: công nghiệp 27,1%, nông nghiệp 8,5% và dịch vụ 64,4%. GDP tính theo đầu người khoảng 19.000 USD (2003) cao gần bằng mức các nền kinh tế lớn ở Tây Âu.

Xem thêm:  Sơn La trồng thành công “quốc bảo” sâm Ngọc Linh

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, các sản phẩm gỗ và giấy, hàng dệt may, máy móc, thiết bị vận tải, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, khoai tây, đậu, hoa quả, rau; thịt bò, các sản phẩm sữa, cá.

Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 11 năm. Giáo dục trung học bắt đầu từ năm 13 tuổi. Có khoảng 1/2 số học sinh tiếp tục học thêm 2 năm sau 11 năm bắt buộc để tốt nghiệp trung học. Các kỳ thi quốc gia được tiến hành vào năm thứ ba và thứ năm ở bậc trung học. Ở Niu Di-lân có 7 trường đại học; sinh viên phải nộp học phí. Ngoài ra có 25 trường kỹ nghệ đào tạo công nhân kỹ thuật.

Thủ đô: Oe-ling-tơn (Wellington)

Các thành phố lớn: Auckland, Christchurch, Hamilton…

Đơn vị tiền tệ: đôla Niu Di-lân (NZ$); 1 NZ$ = 100 cent

Quốc khánh: 06-02 (1840)

Danh lam thắng cảnh: Thành phố Auckland, Rotorua, Công viên quốc gia, núi Cúc, Queenstown, Petone, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, AsDB, EBRD, ESCAP, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Quan hệ đối ngoại với Việt Nam:

Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 19/6/1975Địa chỉ Đại sứ quán hai nước:

Đại sứ quán của Niu Di-lân tại Việt Nam:

Địa chỉ: Phòng 504, tầng 5 số 63 Lý Thái Tổ, Hà nội, Việt Nam

Xem thêm:  Cách làm nộm hoa chuối tai lợn giòn ngon, không bị thâm - PasGo

Điên thoại: (84-04) 3824 1481

Fax: (84-04) 3824 1480

Email: [email protected]

Website: www.nzembassy.com/vietnam

Đại sứ quán Việt Nam tại Niu Di-lân:

Địa chỉ: Level 21, Grand Plimmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace, Wellington.

Điện thoại: +64-4-4735912/+64-2-1898814

Fax: +64-4-4735913

Emai: [email protected]

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.