Ngày Tam Tang Là Gì

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ngày tam tang là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Dân gian Á Đông xưa rất quan tâm đến nghi thức an táng cho người vừa mới mất. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống.Bạn đang xem: Ngày tam tang là gì

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời

Pháp sư Tịnh Không

Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.Bạn đang xem: Ngày tam tang là gì

Khi hơi thở người bệnh không còn nữa tâm thức không phải lúc đó đã rời khỏi thể xác. Vậy ngay khi người bệnh chấm dứt hơi thở tâm thức bao lâu thì rời khỏi thể xác? Nhanh lắm là ngay sau khi mới chết chậm lắm là một hai ngày. Trên thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít xét chung là khoảng từ mười đến mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi người bệnh đã chấm dứt hơi thở trong khoảng một vài ngày đột nhiên sống lại việc đó do hai nguyên nhân. Một là thần thức chưa rời khỏi thể xác hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại.

Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng. Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên để ý và làm cho đúng pháp.

Thể xác thì biến hoại nhưng tâm thức không bao giờ mất. Gia đình nên chú trọng tâm thức của người chết, cần làm cách nào để thần thức không thống khổ; cần làm cách nào để có sự an tịnh; thần thức có những nhu cầu gì; cần tiếp dẫn thần thức đi về thế giới nào; cần làm việc gì để thần thức có lợi và tránh những việc gì gây tổn hại cho thần thức… Các vấn đề nêu trên là vô cùng quan trọng.

Người đời tuy có kiền thức sâu rộng nhưng đối với việc lớn lâm chung thì hoàn toàn không biết. Họ thường bảo: “Con người khi hơi thở chấm dứt là chết, chết là hết là đoạn diệt đó là lẽ tự nhiên”. Họ chỉ lo làm cách nào để tang ma to lớn, mọi người khen ngợi mà chẳng quan tâm đến sự lợi ích của người chết. những nhận thức của việc làm nông nỗi này khiến người chết vô cùng bi ai thống khổ, việc làm như thế không phải là người có trí tuệ.

Họ không biết hơi thở tuy không còn nhưng thần thức người chết vẫn chưa rời thể xác, người chết không chỉ còn ở trạng thái hấp hối có cảm giác mà cảm thọ của họ lúc này tột cùng đau đớn như rùa bị lột mai. Do đó, trước khi thần thức chưa rời thể xác người bà con cần đặc biệt quan tâm, nên đem những lời Phật pháp khai thị, với âm thanh trong trẻo dịu dàng để an ủi người bệnh khiến cho tâm họ được an lạc và có chỗ quy hướng.

Cho nên khi người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở, bà con không được di chuyển thân thể không được bi ai khóc lóc khiến thần thức người bệnh phải bi lụy. Đồng thời phải nên để tâm suy nghĩ giờ này thần thức đang ở đâu? Cần biết thần thức sẽ tùy theo nghiệp lực thiện ác để cảm thọ cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc nào? Cần làm cách nào để tiếp độ thần thức ra khỏi ba cõi đạt đến sự an vui Niết bàn tịch tịnh? Những việc này người đời hoàn toàn không hay biết.

Xem thêm:  5K là gì? Thông điệp 9K phòng chống covid là gì? - THPT Lê Hồng

Người đời không biết lúc nào thần thức rời khỏi thể xác; không biết xót thương nỗi thống khổ của người chết; không biết tác dụng của việc cứu độ; không biết tẩm liệm đúng cách thức… Nói cách khác, đối với nguời chết việc cần làm thì họ không làm việc không nên làm thì họ lại làm, có thể nói không quá đáng đó là hạng người điên đảo không trí. Đối với vấn đề quan trọng “Chết” họ quy về thái độ bàng quang không hay biết, đã phụ ơn bà con lại phụ ơn hiếu đạo, chỉ làm cho xong việc cam tâm biến thành nhận thức sai lầm, như thế người sống đối với người chết há không phải là quá lạnh lùng hay sao?

Nhân đây, quyển sách này gióng lên những lời kêu gọi thống thiết: “Chết” là việc lớn nhất của đời người, chỉ có y cứ vào Phật pháp mới có được sự nhận thức chính xác mới có được sự lợi ích triệt để đối với người chết. Các vị nhân sĩ nếu có chỗ nào hoài nghi nên thân cận các vị pháp sư để thưa hỏi, không những giải nghi mà còn nâng cao tầm nhận thức làm kiên cố tín tâm. Sự việc liên quan đối với người chết chúng ta không thận trọng hay sao? Nay tôi đem các yếu điểm của việc trước và sau khi lâm chung xin biện giải một cách rõ ràng.

Hơi thở tuy chấm dứt nhưng thần thức vẫn chưa rời thể xác

Người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt nhưng thần thức vẫn chưa rời thể xác nên họ vẫn còn tri giác. Phải trải qua một thời gian đến khi toàn thân lạnh hẳn thần thức rời thể xác ngay đó mới được gọi là chết.

Sau khi chấm dứt hơi thở trước khi thần thức chưa rời thể xác, thời điểm này tâm thức vô cùng thống khổ. Bởi do cảm thương thân phận đã chết mà rơi nước mắt; cũng nhân tham luyến thế gian thương yêu vợ con tài sản mà khó buông bỏ; hoặc nhân tâm nguyện chưa thành đột nhiên cái chết đến mà bi ai sầu não; hoặc nhân oan ức chưa bày tỏ mà không chịu nhắm mắt, vì thế vào thời điểm này là thời điểm mà mọi sự bi ai khổ não chồng chất. Nếu thể xác bị người sống xê dịch hoặc nghe tiếng kêu khóc, há chẳng làm cho thần thức muốn rời thể xác nhưng không rời được cảm thọ nỗi đau đớn vô vàn. Người sống nỡ nào lại nhẫn tâm như thế để làm hại người chết hay sao?

Người đời phần nhiều không hay biết cho rằng con người khi hơi thở chấm dứt là chết, do sự ngộ nhận này mà kết thành đại họa. Cho nên với những việc làm có hại bà con và con cháu hiếu thuận không thể không biết để tránh.

Lấy việc xê dịch thể xác người chết mà nói, chỉ cần người bệnh vừa mới chấm dứt hơi thở ngay đó bi ai khóc lóc hoặc sờ mó cơ thể mà kêu gào, hoặc tự ý chuyển đổi thế nằm, hoặc trước khi thân thể chưa lạnh hẳn mà vội tắm rửa thay quần áo, hoặc tiêm thuốc hồi dương, hoặc tiêm thuốc đề phòng thân sình thúi, hoặc mới chấm dứt hơi thở đã tống vào nhà xác, hoặc ngay trong ngày đã tẩm liệm, hoặc mới hai ba ngày đã hỏa táng …Tất cả những việc làm tàn nhẫn này, vì thần thức chưa rời thể xác nên người chết vẫn còn cảm giác vẫn phải cảm thọ tận cùng của sự thống khổ. Người sống làm các việc như thế tác hại đối với người chết không nhỏ khiến họ lâm chung thống khổ đọa lạc, thế là từ chỗ thương yêu mà trở thành tàn hại như thế không đáng sợ hay sao.Xem thêm: Vai Trò Của Giống Cây Trồng Trong Trồng Trọt Là, Nêu Vai Trò Của Giống Cây Trồng

Xem thêm:  Hóa đơn chiếu lệ Proforma Invoice là gì? | Als.com.vn

Không biết rằng lúc thần thức chưa rời thể xác, người chết vẫn có sự thống khổ đồng như người sống. Người sống còn có thể kêu la cầu cứu kháng cự lại; còn người chết lúc này tuy vô cùng đau khổ nhưng không có cách nào kêu cứu kháng cự khiến họ nổi tâm sân hận. Người thế gian không hiểu một số vấn đề bình thường khi lâm chung khiến dẫn đến một số hậu quả bi thảm như thế há không đau đớn lắm sao. Người bệnh do sự thống khổ nên sanh tâm sân hận khiến thần thức đọa lạc trong ác thú, thế mà kẻ làm con hiền cháu thảo vẫn cứ dửng dưng không hay không biết.

Nhân đây tôi xin kêu gọi mọi người, với người bệnh sau khi mới chấm dứt hơi thở trước khi thần thức chưa rời thể xác, trong khoảng thời gian từ mười đến mười hai giờ đồng hồ, phòng người bệnh nên duy trì sự yên lặng không có các việc chuyển động như trên đã nói, để bảo hộ thần thức người chết được yên tịnh và an ổn. Tư thế người bệnh nằm nên để tự nhiên không được xê dịch.

Sau khi toàn thân lạnh hẳn, chúng ta lấy vải cũ nhúng vào nước nóng rồi áp vào các bộ phận cong rút của cơ thể khiến cho mềm mại. Còn bằng trong khoảng thời gian trước mười đến mười hai giờ đồng hồ, chúng ta không nên dùng tay thăm dò hơi nóng không được để mèo chó va chạm, trong phòng bệnh không được nói chuyện tạp hoặc khóc lóc. Cần vận dụng trong khoảng thời gian này có biện pháp cứu độ hướng dẫn thần thức người bệnh hướng đến cảnh giới an lạc làm cho họ được vãng sanh Tịnh độ hưởng thọ mọi điều vui, đây là trách nhiệm của người bà con cũng là việc làm đúng hiếu đạo của con cái đối với người quá cố.

Thần thức lúc nào mới rời thể xác

Thần thức rời thể xác nhanh hay chậm cùng với nghiệp lực con người tạo ra có mối quan hệ trực tiếp. Nói một cách đơn giản, người nghiệp lực cực thiện hay cực ác cho đến người được vãng sanh thì thần thức rời thể xác rất nhanh. Còn hạng phổ thông bình thường việc thần thức rời thể xác chậm hơn. Ví như người khi sống có tâm hiếu dưỡng cha mẹ nhân từ bất sát giúp đời cứu người…bởi nghiệp nhẹ nên khi chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi lành (Nhân đạo, Thiên đạo). Lại hạng người khi sống nham hiểm độc ác ngỗ nghịch bất hiếu sát sanh hại vật… do vì nghiệp nặng nên khi mới chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi ác (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh).

Còn người sanh tiền phát tâm niệm Phật lâm chung mong cầu từ lực Phật tiếp độ; hoặc tu thiền định chứng Vô sanh pháp nhẫn đã ra khỏi Tam giới. Hạng người đó sẽ biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ tâm không phiền não vui vẻ niệm Phật hoặc nhập định mà rời thể xác, trực tiếp vãng sanh Tịnh độ hay chứng đắc Thánh quả hưởng thọ vô lượng điều vui. Còn lại hạng người phổ thông bình thường nghiệp lực không thuộc cực thiện hay cực ác, thần thức rời thể xác sẽ chậm hơn. Thời gian nhanh và chậm có khác nhau, do đó ước định từ khoảng mười đến mười hai giờ đồng hồ sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở là vậy.

Xem thêm:  Khuê Mật Là Gì ? Ngày Hôm Học Tiếng Trung Giao Tiếp Chủ Đề

Sau khi thần thức đã rời thể xác trước khi chưa thọ thân quả báo đời sau, trong khoảng thời gian này thần thức sẽ thọ thân trung ấm. Có người sau khi thọ thân trung ấm chỉ qua một hai ngày thì thọ thân quả báo đời sau có người một hai tuần thọ thân quả báo đời sau, nhưng tối đa là bảy tuần quyết định sẽ có chỗ cho thần thức thọ sanh.

Nói chính xác, chỗ thần thức rời thể xác là phần lạnh sau cùng của cơ thể, nhưng tối kỵ việc dùng tay thăm dò hơi nóng trên thân thể người chết. Vì thế, từ khoảng mười đến mười hai giờ đồng hồ là có liên hệ tình hình như bài trên đã nói. Nhưng nên xem thời tiết nóng hay lạnh hoặc địa phương có thích nghi hay không thích nghi, rồi ước lượng khả năng mà đem thời gian thăm dò hơi nóng người chết co lại hoặc kéo dài một chút đều có thể được.

Thần thức rời thể xác đi về đâu

Không gian không ngằn mé gọi là vũ, thời gian không cùng tận gọi là trụ. Ở trong khoảng vô cùng vô tận của vũ trụ, tất cả thần thức đều có sự tiếp xúc với các cảnh giới mà cảnh giới đó cũng vô lượng vô biên. Nói khái quát, cảnh giới Thánh nhân có bốn cảnh giới phàm phu có sáu. Tâm thể của mười cảnh giới này vốn đồng, nhưng vì sự mê ngộ nhiễm tịnh của mỗi loài bất đồng mà hình thành phàm Thánh, giải thoát hay trói buộc ngàn muôn sai biệt. Đây là nói việc làm Thánh hay phàm, hoặc hưởng thọ khoái lạc giải thoát tự tại, hoặc lãnh thọ thống khổ nghiệp chướng trói buộc đều do tự tâm cảm thành tự tâm là chủ tể.

Nhưng nay là thời Mạt pháp nếu hoàn toàn nương vào tự lực mà mong cầu chứng ngộ, vạn người tu khó được một hai người. Chúng sanh thời nay phần nhiều si ám mê nhiễm hư vọng điên đảo nghiệp trọng phước khinh chướng thâm huệ thiểm, như thế thì không mãi mãi trôi lăn trong Tam giới hay sao?

Đức Thích Ca Thế tôn nhân đó xót thương nên đặc biệt mở ra pháp phương tiện, chỉ bày pháp môn niệm Phật rất đơn giản mà dễ thành tựu. Ngài dạy rằng ở thế giới Tây phương có đức Phật A Di Đà, vị Phật đó nguyện lực rộng lớn, không luận là người thượng trí hay kẻ hạ ngu người hiền lương hay kẻ độc ác, chỉ cần hồi đầu hướng thiện phát tâm tín sâu nguyện thiết thành khẩn xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật một lòng cầu nguyện vãng sanh thế giới Cực lạc, khi mạng chung Phật và Thánh chúng sẽ đến tiếp dẫn. Người đó ở trong khoảng một niệm liền được vãng sanh, vĩnh viễn thoát ly nỗi thống khổ luân hồi mãi mãi thọ hưởng sự an vui thắng diệu.Xem thêm: Ví Dụ Về Phủ Định Biện Chứng Và Siêu Hình, Phủ Định Siêu Hình Là Gì

Nhân đây, tôi xin diễn bày pháp cứu độ trước và sau khi lâm chung ứng dụng vào thời điểm nguy ách này. Ngoài việc không được xê dịch cơ thể không bi ai khóc lóc ra bà con và bạn bè ở trong phòng bệnh nên giữ yên lặng để tâm và cảnh an tịnh, nên vì người bệnh mà đồng thanh xưng niệm Phật hiệu A Di Đà để dẫn dắt thần thức người bệnh nghe danh hiệu Phật, sanh lòng hoan hỷ, trong tâm duyên theo tiếng niệm Phật, tâm cảnh người bệnh sẽ khai sáng có cảm giác an toàn một lòng cầu sanh nước Phật, quyết định được vãng sanh thế giới Tây phương Cực lạc.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.