Theo dòng lịch sử: SEA Games 22 – Việt Nam (2003) | VTV.VN

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Seagame 22 tổ chức ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 05/12 đến 13/12/2003. Lần đầu tiên Việt Nam đứng ra đăng cai một kỳ đại hội thể thao lớn nhất của khu vực. Đối với mọi quốc gia, vinh dự là chủ nhà của SEA Games không chỉ là cơ hội để tận dụng mọi lợi thế với mục đích vươn lên trên bảng thành tích đơn thuần, mà trước hết, đăng cai SEA Games là dịp để quảng bá những hình ảnh, thành tựu nổi bật trên mọi lĩnh vực với bạn bè quốc tế.

SEA Games 22 có 32 môn thi đấu được tổ chức ở nhiều địa phương của Việt Nam. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thi đấu chính. Đại hội lần này có thêm quốc gia mới tách ra từ Indonesia là Đông Timor. Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vươn lên dẫn đầu toàn đoàn.

Biểu trưng của SEA Games 22: Chim Lạc. Đây hình ảnh thường thấy trên các mặt trống đồng Đông Sơn được cách điệu qua ba màu sắc: xanh dương tượng trưng cho các môn bơi lội, xanh lá cây tượng trưng cho các môn điền kinh và đỏ thể hiện tinh thần chiến thắng.

Xem thêm:  Giới thiệu tổng quan về Vĩnh Long

Linh vật của SEA Games 22: Trâu Vàng. Đây là con vật gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.

Ca khúc chính thức: Vì một Thế giới ngày mai (tiếng Anh: For the world of tomorrow) do nhạc sĩ Quang Vinh sáng tác.

Lễ khai mạc diễn ra đúng 07 giờ tối ngày 05 tháng 12 năm 2003 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Có khoảng 4.000 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên của thành phố Hà Nội đã tham gia biểu diễn trong lễ khai mạc. Hầu hết báo chí đều nhận xét về lễ khai mạc bằng một câu “Hoành tráng, ấn tượng, rực rỡ sắc màu”. Toàn bộ lễ khai mạc kéo dài trong hai tiếng đồng hồ.

Ở môn bóng đá, rơi vào bảng A được xem là bảng “tử thần” cùng với Thái Lan và Indonesia, nhưng đội tuyển Việt Nam với thế hệ trẻ từ lứa tuổi U23 như Văn Quyến, Công Vinh, Thanh Bình, Quốc Vượng, Tài Em, Hữu Thắng… đã không phụ lòng mong đợi của người hâm mộ với thành tích về nhì bảng A khi hòa Thái Lan 1-1, thắng Indonesia 1-0 và Lào 1-0. Ở trận bán kết, đội đã xuất sắc vượt qua Malaysia với bàn thắng ấn định thắng lợi 4-3 của Thanh Bình ở phút 90. Gặp lại Thái Lan trong trận chung kết, Việt Nam vẫn chưa thể đổi màu huy chương khi một lần nữa về nhì khi thua 1-2. Ở trận tranh HCĐ, sau khi hòa 1-1 trong hiệp chính, Malaysia thắng Myanmar 4-2 ở loạt luân lưu.

Xem thêm:  Địa điểm du lịch Châu Đốc thú vị nhất định phải ghé thăm

Lần đầu tiên (và cũng là duy nhất tới nay), Việt Nam chiếm vị trí số 1 của bảng tổng sắp huy chương SEA Games với 158 HCV, 97 HCB, 91 HCĐ, bỏ rất xa đoàn thứ nhì là Thái Lan (thế lực số 1 lâu nay của thể thao ĐNA với chỉ 89 HCV).

Trên một chừng mực nào đó, có thể khẳng định SEA Games 22 đã làm thay đổi cơ bản diện mạo và vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực. Bằng chứng là kể từ đó tới nay, đoàn TTVN luôn góp mặt trong Top 3 chung cuộc của SEA Games (trước đó, vị trí cao nhất mà TTVN đạt được chỉ là hạng 4 tại SEA Games 21). Cú hích lớn ấy cũng chính là tiền đề để thể thao Việt Nam hướng tới những cái đích xa hơn, những mục tiêu cao hơn tại các đấu trường lớn hơn như Asiad hay Olympic!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.