Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Đảo Hòn Khoai – Cà Mau

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hòn khoai ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hòn Khoai là tên một cụm đảo nằm ở phía Đông Nam mũi Cà Mau thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Hòn Khoai cách đất liền hơn 6 hải lý (14,6km) có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh. Nơi đây được ví như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển và dải đất phía Tây Nam của Tổ quốc.

Nếu đi tàu từ Rạch Gốc (cửa ngõ của huyện Ngọc Hiển ra biển Đông), thì chỉ sau 3 giờ vượt biển, du khách đã có thể chiêm ngưỡng được Hòn Khoai – một trong những hòn đảo đẹp nhất miền cực nam của Tổ quốc.

Đảo Hòn Khoai gồm nhiều đảo nhỏ: Hòn Khoai, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ. Trong đó Hòn Khoai là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 4km2 và cũng là hòn đảo cao nhất so mực nước biển là 318m. Xưa kia, địa danh này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Hòn Giáng Hương, Hòn Độc Lập hay đảo Poulop vào thời Pháp. Tuy nhiên, bởi hình dạng giống như một củ khoai khổng lồ mà người địa phương vẫn quen gọi với cái tên là Hòn Khoai cho đến tận ngày nay.

Hòn Khoai là hòn đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý cùng quần thể động thực vật phong phú, chính điều đó đã làm say lòng biết bao du khách. Theo nghiên cứu mới nhất hệ thực vật ở Hòn Khoai có hơn 1.400 loài gồm cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây làm thuốc… Động vật cũng khá phong phú với các loài khỉ, gà rừng, trăn hoa, kỳ đà, sóc bụng trắng… và hơn 20 loài chim qúy.

Xem thêm:  Địa chỉ làm chứng minh nhân dân/CCCD tại TP.HCM (Cập nhật 2023)

Hòn Khoai được mệnh danh là đảo ngọc của đất mũi, rừng núi bao quanh, nước biển xanh trong hiền hòa và những di tích nhuốm màu thời gian. Nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến tỉnh Cà Mau. Tháng 9/2013, Cụm đảo Hòn Khoai được xác lập Kỷ lục cụm đảo gần xích đạo nhất.

Trên đảo có 2 bãi biển, gồm Bãi Lớn ở phía đông nam và Bãi Nhỏ ở phía bắc. Tham quan du lịch Hòn Khoai, tàu chở du khách sẽ ghé Bãi Nhỏ, từ đó đi thuyền con vào bờ khoảng 50m.

Lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp. Điểm độc đáo nhất của đảo này là những bãi biển có rất nhiều đá cuội tròn như trứng ngỗng lạ mắt, mẹ thiên nhiên còn ưu ái nơi đây rợp bóng cây phong ba, phi lao vi vu theo gió rợp mát. Khi mùa xuân về trên Hòn Khoai, hoa mai nở vàng rực khắp đảo.

Hòn Khoai có bờ biển dài, kín gió, là nơi neo đậu, trú bão cho ngư dân và là nơi sinh sản, trú ẩn của nhiều loài sinh vật biển. Từ những loài sinh vật phù du nhỏ bé cho đến những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bớp,… Biển Hòn Khoai có những bãi cát rộng. Khi thủy triều xuống, biển lặng, du khách có thể đi bộ trên bãi cát để tìm hiểu sự sống của các loài sinh vật biển và hít thở không khí trong lành của rừng, của biển.

Xem thêm:  Huyện Củ Chi ở đâu? Có những tiềm năng gì mà bạn chưa biết ?

Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh đảo, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa phẳng phiu, rợp bóng cây xanh mát. Điều đặc biệt là trên đảo có hai dòng suối, quanh năm cho nước ngọt cung cấp cho các đơn vị đóng quân trên đảo và ngư dân đánh bắt quanh vùng. Người ta kể rằng, vì xưa tiên xuống dòng suối ngọt này tắm nên đảo từ đó còn có tên là Giáng Tiên.

Vì đảo ít cư dân sinh sống nên chỉ có vài ba quán tạp hóa nhỏ, chủ yếu là các lính biên phòng canh giữ biển đảo. Chính vì điều đó mà Hòn Khoai vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ hiếm nơi nào có được.

Công trình nổi bật nhất có lẽ là ngọn hải đăng 100 năm tuổi – nơi bạn không thể bỏ qua khi đến Hòn Khoai. Ngọn tháp này nằm trên đỉnh cao nhất của Hòn Khoai, được thực dân Pháp xây dựng vào 1920 , đây được xem là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất của hải phận Việt Nam.

Theo cầu thang xoắn ốc lên ngọn hải đăng, không gian mở ra xanh biếc, mây trời lộng gió khơi xa… Trên đây còn có kính viễn vọng, cho bạn ngắm nhìn các hòn đảo xung quanh, hay hướng về mũi Cà Mau để một lần được chiêm ngưỡng từ xa mũi đất thiêng liêng của tận cùng Tổ quốc.

Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, Hòn Khoai còn là chiến tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ. Tại đây, ngày 13-12-1940, thầy giáo Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy để chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc. Năm 1990, đảo Hòn Khoai được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Xem thêm:  Hiệu thuốc có bán que thử hiv không?

Du lịch Cà Mau, đến với Hòn Khoai bạn không thể nào bỏ qua các đặc sản của biển với những món ăn vô cùng hấp dẫn như: cá khoai, cá bớp, tôm hùm, cua biển, tôm tít nướng,… Hương vị thơm ngon, bổ dưỡng đã khiến các món ăn hải sản nơi đây trở thành điểm nhấn thú vị và để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Điều làm cho du khách khách mãi nhớ đến Hòn Khoai, có lẽ chính là tấm chân tình mến khách của những người lính đảo, những người ngày đêm canh giữ biển trời cho vùng đảo quê hương. Và chắc hẳn khi rời xa, du khách sẽ càng thêm yêu mến một Hòn Khoai xinh đẹp.

Và còn rất nhiều trải nghiệm thú vị ở phía trước, quan trọng là chúng ta có muốn tìm hiểu khám phá nó không. Nếu bạn là một người yêu thiên nhiên biển đảo thì hãy xách ba lô lên và đi đến Đảo Hòn Khoai ngay thôi.

Lưu ý:

Vì hòn Khoai là đảo tiền tiêu gần khu vực hải phận quốc tế nên muốn đến đây bạn phải xin phép đồn biên phòng.

Khách lên đảo phải trình báo qua đồn biên phòng và chỉ được tham quan hạn chế một số khu vực.

Việc quay phim chụp ảnh cũng được giám sát chặt chẽ để tránh lộ bí mật quân sự.

Trên đảo có nhiều khỉ nên bạn cần cẩn trọng.

Trên đảo không thiếu nước ngọt nên bạn không cần mang nhiều nước ngọt ra đảo.

Ảnh: QuyCocTu

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.