Chỉ số VA/GO, vai trò và ý nghĩa trong tiến trình “Công nghiệp hóa

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Va trong cong nghiep chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập tới chỉ số VA/GO, phản ánh hiệu quả sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, trong đó VA là sự tăng lên của phần giá trị mới sáng tạo và GO là giá trị sản xuất của ngành. VA được tính theo công thức = GO – IC (chi phí trung gian), nghĩa là VA phụ thuộc thuận vào GO và nghịch IC. Nếu tỷ trọng VA/GO cao, tức tốc độ tăng GO thấp hơn tốc độ tăng VA, cho thấy ngành công nghiệp phát triển có chiều sâu, sản xuất tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tạo ra lượng lớn giá trị mới tăng thêm, mang tính bền vững. Ngược lại, tỷ trọng VA/GO thấp, tức tốc độ tăng GO cao hơn tốc độ tăng VA, điều đó cho thấy ngành công nghiệp phát triển theo chiều rộng, gia công, làm thuê là chủ yếu; hiện tượng tăng GO mà không tăng VA, được các nhà nghiên cứu kinh tế gọi là hiện tượng “tăng trưởng bần cùng hoá”, cần phải tránh.

Trong giai đoạn 2011-2015, sản xuất công nghiệp của tỉnh có bước phát triển tích cực, năm 2013, trong cơ cấu GDP tỉnh Quảng Ngãi ngành công nghiệp chiếm 60,6%; tốc độ tăng VA (5,26% năm) cao hơn GO (3,06 % năm), tuy nhiên tỷ trọng VA/GO dự kiến năm 2015 đạt 21%, chỉ cao hơn năm 2010 (18,9%) khoảng 2,1% và thấp hơn nhiều so với tiêu chí công nghiệp hóa của cả nước đề ra cho năm 2020 từ 42-45%. Nhận thấy, công nghiệp của tỉnh có phát triển theo chiều sâu, đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhưng xu hướng chủ yếu vẫn là phát triển theo chiều rộng, nghĩa là sản xuất công nghiệp chưa thật tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu hoặc chỉ gia công, làm thuê, năng suất lao động thấp; các ngành công nghiệp có sản phẩm hàm lượng giá trị gia tăng cao còn hạn chế, bên cạnh công nghiệp hỗ trợ cũng chưa phát triển, đã ảnh hưởng đến tăng tưởng VA ngành công nghiệp.

Xem thêm:  CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Xét theo phân ngành, hiện ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh chiếm khoảng 98,3% GO và khoảng 95,5% VA công nghiệp. Như vậy, bất cứ một sự thay đổi nào trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng trực tiếp tác động đến kết quả, chất lượng phát triển công nghiệp của tỉnh. Năm 2015, dự kiến tỷ trọng VA/GO ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 20,4%, thấp hơn so với tỷ trọng VA/GO của 03 phân ngành công nghiệp còn lại hiện đã đạt tỷ trọng từ 52% – 56%.

Tìm hiểu tỷ trọng VA/GO ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phân theo sản phẩm có lọc dầu và không có lọc dầu, thấy như sau:

Tỷ trọng VA/GO ngành lọc dầu hầu như không đổi, xoay quanh mức 19% trong cả giai đoạn 2011-2015, ngược lại các ngành công nghiệp khác ngoài lọc dầu, năm 2015 đạt tỷ trọng VA/GO là 26,5% tăng 11,4 điểm % so với năm 2010. Điều này cho thấy, ngành công nghiệp lọc dầu có tốc độ tăng VA bằng tốc độ tăng GO, nghĩa là năng suất, hiệu quả hoạt động qua các năm không tăng là một thực tế. Nó phản ảnh rõ thực chất và thách thức đối với công nghiệp lọc hóa dầu của tỉnh ta. Các ngành công nghiệp khác ngoài lọc hóa dầu tích cực hơn, có tốc độ tăng VA cao hơn hẳn tốc độ tăng GO, chứng tỏ hiệu quả sản xuất trong những ngành này tăng đáng kể, theo đó lợi nhuận doanh nghiệp, tiền lương, đời sống của người lao động ngày một được nâng cao. Tuy nhiên, về quy mô ngành lọc dầu chiếm 82,5% GO và 77,3% VA cúa cả phân ngành công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành công nghiệp khác ngoài lọc dầu có tỷ lệ thấp hơn, tương ứng chiếm 17,5% và 22,7%. Như vậy, tỷ trọng VA/GO công nghiệp lọc dầu có ảnh hướng rất lớn đến tỷ trọng VA/GO công nghiệp của tỉnh.

Xem thêm:  S + O2 → SO2 - THPT Lê Hồng Phong

Để phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí tỷ trọng VA/GO công nghiệp của cả nước vào năm 2020 từ 42-45%, giải pháp chính là giảm chi phí trung gian (IC) mới đảm bảo được sự tăng tưởng về chất của ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung. Tỉnh Quảng Ngãi cần phải hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư; khơi dậy, khai thác tốt các tiềm năng; nguồn vốn dành cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,… để nâng cao hiệu quả sản xuất, qua đó thúc đẩy tăng tỷ trọng VA/GO ngành công nghiệp. Cụ thể, điểm nhấn quan trọng, quyết định là nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành lọc dầu vì đây là ngành chủ lực số 1 của tỉnh nhưng có tỷ trọng VA/GO hiện ở mức trung bình (19,1%). Tỉnh Quảng Ngãi cần kịp thời có giải pháp thúc đẩy nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Nhà máy. Hiện tại, Nhà máy lọc dầu đã được đầu tư trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại, quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, khép kín và có đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy lọc dầu cần phải tiến hành rà soát, đánh giá, nghiên cứu tất cả các khâu tham gia trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm như là một đề tài khoa học mới có thể đi đến kết luận chính xác, toàn diện nên cần nhiều thời gian để hoàn thành và thời điểm áp dụng có thể rơi vào giai đoạn sau năm 2020 hoặc kết hợp thực hiện khi nâng công suất Nhà máy từ 6,5 triệu tấn dầu thô lên 10 triệu tấn/năm. Tiếp đến là các sản phẩm công nghiệp khác ngoài lọc dầu nhưng cũng là thế mạnh của tỉnh cần liên tục đổi mới, tăng cao giá trị gia tăng, tham gia xuất khẩu như: máy móc thết bị công nghiệp nặng, tinh bột mỳ, dăm gỗ nguyên liệu giấy, dệt may, da giày, linh kiện điện tử,… nhất là ngành đóng tàu biển, sản phẩm ngành thủy sản.

Xem thêm:  Giải Bài Tập Hóa Học 12 - Bài 2: Lipit

Như đã phân tích đối với ngành lọc dầu, trong giai đoạn đến năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung hỗ trợ, thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp ngoài lọc dầu, giảm tối đa các khoản chi phí trung gian, tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm nhằm nâng tỷ trọng VA/GO công nghiệp lên mức tiêu chí công nghiệp hóa của cả nước, hoặc thấp nhất đạt ở mức 60-70%. Đây cũng chính là thách thức đặt ra đối với phát triển công nghiệp Quảng Ngãi trong giai đoạn tới để hoàn thành được mục tiêu phát triển đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại./.

CN. Nguyễn Xuân Thủy Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi

Theo Bản tin KH&ĐS số 4/2014

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.