C/O from E có hóa đơn của bên thứ 3 và những lưu ý khi làm loại C

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hóa đơn bên thứ 3 là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trong quá trình làm hàng cho khách chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp C/O from E có hóa đơn của bên thứ ba, thường được gọi tắt C/O ba bên. Có rất nhiều người hiểu không đúng về loại C/O from E này dẫn đến việc bị cơ quan Hải quan bác bỏ C/O hoặc vì mua hàng một công ty tại Trung Quốc không có khả năng xuất khẩu phải kiếm một công ty tại nước thứ 3 để xuất khẩu mà vẫn được hưởng C/O from E. Hôm nay, Door to Door Việt sẽ làm sáng tỏ về loại này để quý vị xem và hiểu hơn về C/O from E và cách trình bày thông tin để cho bộ chứng từ hợp lệ.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là hóa đơn của bên thứ ba.

Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:

““Hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.”

Xem thêm:  Nghĩa Của Từ List Out Là Gì Và Cấu Trúc Cụm Từ Check Out Trong

Trong khai niệm trên thì có cụm từ viết tắt ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area), khu vực từ do mậu dịch ASEAN – Trung Quôc. Khi nói về hóa đơn bên thứ ba nghĩa là người mua (buyer – importer) và người bán (seller – exporter) sẽ khí hợp đồng mua bán với nhau, thanh toán qua ngân hàng của nhau nhưng người gửi hàng (nhà sản xuất) lại ở nước hoặc vùng lãnh thổ khác.

Có ba trường hợp xẩy ra cho quy định này , chúng ta hiểu quy định này cho đúng như sau:

Một là, Hóa đơn được phát hành bởi một công ty nằm ngoài khu vực ACFTA (11 nước ASEAN va Trung Quốc đại lục). Đây là trường hợp phổ biến nhất hiện này.

Ví dụ 1: Người xuất khẩu (seller – exporter) ở Mỹ hoặc Hongkong (Hongkong là đặc khu hành chính nên không thuộc TQ), người nhập khẩu (buyer-importer) ở Việt Nam và nhà máy sản xuất ở Trung Quốc

Trường hợp này thì các chứng từ do người Mỹ phát hành cho người Việt Nam gồm: Bill, Packing list, Invoice, sale contact đồng nghĩa với việc người mua chuyển tiền qua ngân hàng cho người bán. Còn người Trung Quốc sẽ phát hành C/O from E, cách thể hiện trên C/O mới quý vị xem ở dưới.

Hai là, Hóa đơn được phát hành bởi các nước trong khu vự ACFTA.

Ví dụ 2: Người mua ở Việt Nam, người bán hàng ở Malaysia, nhà máy ở Trung Quốc. Mọi thể hiện trên chứng từ đều như ở ví dụ 1.

Xem thêm:  Nhớt 10w40 là gì - Các cấp chất lượng tiêu chuẩn dầu nhớt - Tahico

Ba là, Một nhà sản xuất có trụ sở đặt tại các nước trong hiệp định ACFTA. Đây là trường hợp cũng hay gặp nếu không hiểu đúng thì thường bỏ qua ưu đãi về C/O from E.

Ví dụ 3: Người mua Việt Nam, người bán ở Việt Nam luôn nhưng nhà sản xuất lại ở Trung Quốc. Nghĩa là hàng sẽ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Vậy chứng từ thể hiện như sau: Người bán hàng Việt Nam sẽ cấp bill of lading, packing list, invoice, sale contact. Nhà máy Trung Quốc sẽ cấp C/O from E. Đối với trường hợp này bộ chứng từ nên thêm vào giấy ủy quyền làm đại lý tại Việt Nam cho người bán hoặc công ty con.

Thêm vào đó cũng có thể hiểu thêm, người mua hàng ở Việt Nam, người bán hàng ở Trung Quốc, nhà máy ở Trung Quốc luôn. Người bán ở Trung Quốc là trụ sở của nhà máy nếu chứng minh được. Thì trường hợp này cũng được tính là C/O from E hợp lệ.

Thứ hai, cách thể hiện các bên trên C/O from E có hóa đơn của bên thứ 3.

Căn cứ Điều 23 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương quy định:

“Cơ quan Hải quan bên nhập khẩu phải chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu ACFTA đại diện cho công ty đó miễn là hàng hóa đó đáp ứng các quy định về xuất xứ trong phụ lục 1 Quyết định 12/2007/QĐ-BTM. Số hóa đơn bên thứ ba phải được ghi trên ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các bên tham gia Hiệp định; bản sao của hóa đơn bên thứ ba phải được nộp cùng với C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan bên nhập khẩu”.

Xem thêm:  Đặc điểm cá Song, cách chọn và chế biến món ngon hấp dẫn

Cụ thể là:

“Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu.

Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).

Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại”.

Ô số 13: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại Nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.