Hoá học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch – HOC247

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Hoa 8 bai 42 cach tinh nong do phan tram nong do mol cua dung dich chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

a) Định nghĩa

  • Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
  • Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch: (C% = frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100%)​
    • C% là nồng độ phần trăm của dung dịch.
    • mct là khối lượng chất tan (gam)
    • mdd là khối lượng dung dịch (gam) với (mdung dịch = mdung môi + mchất tan)
  • Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm C%

    • Công thức tính khối lượng dung dịch là: ({m_{dd}} = frac{{{m_{ct}}.100% }}{{C% }})​

    • Công thức tính khối lượng chất tan: ({m_{ct}} = frac{{C% .{m_{dd}}}}{{100% }})

b) Vận dụng

  • Ví dụ 1: Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước. Tính C% của dung dịch.
  • Hướng dẫn:

Đề bài cung cấp dữ kiện về khối lượng chất tan (NaCl) và khối lượng dung môi (nước) nên ta có khối lượng dung dịch là:

mdd = mct + mdm= 15+45 = 60 (gam)

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch có:

(C% = frac{{{m_{NaCl}}}}{{{m_{{rm{dd}}}}}}.100% = frac{{15}}{{60}}.100% = 25%)

Vậy C% của dung dịch là 25%

  • Ví dụ 2: Dung dịch H2SO4 nồng độ 14%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch.
  • Hướng dẫn:

Nhìn vào công thức tính C% ta nhận thấy có 3 ẩn là mct, mdd và C%. Đề bài cho giá trị C% = 14% và khối lượng dung dịch là 150 gam vậy dễ dàng tính được khối lượng chất tan (H2SO4)

Xem thêm:  CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2 - THPT Lê Hồng Phong

Cụ thể như sau: (C% = frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100%) ⇒ ({m_{{H_2}S{O_4}}} = frac{{C% .{m_{dd}}}}{{100% }}) = (frac{{14% .150}}{{100% }} = 21(gam))

Vậy khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch là 21 gam.

  • Ví dụ 3:

Hòa tan 50g đường vào nước, được dung dịch đường có nồng độ 25%.

a. Tính khối lượng dung dịch đường thu được.

b. Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế

  • Hướng dẫn:

Đề bài cho khối lượng chất tan là 50 gam đường và nồng độ phần trăm của dung dịch C% = 25%.

a. Vận dụng công thức tính khối lượng dung dịch ta có:

({m_{dd}} = frac{{{m_{ct}}.100% }}{{C% }}) = (frac{{50.100% }}{{25% }} = 200(gam))

b. Các em lưu ý tới công thức tính khối lượng dung dịch là mdung dịch = mdung môi + mchất tan

Có khối lượng chất tan (50gam đường), có khối lượng dung dịch vừa tính ở câu a (200 gam dung dịch). Như vậy ta suy ra được khối lượng dung môi (nước)

mdung dịch = mdung môi + mchất tan ⇒ mdung môi = mdung dịch – mchất tan = 200 – 50 = 150 (gam)

Vậy khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là 150 gam.

a) Định nghĩa

  • Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
  • Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: ({C_M} = frac{n}{V}(mol/l))
    • n: số mol chất tan.

    • V: thể tích dung dịch.

  • Các công thức được suy ra từ công thức nồng độ mol của dung dịch:
    • Công thức tính số mol chất tan: (n = {C_M}.V(mol))
    • Công thức tính thể tích dung dịch: (V = frac{n}{{{C_M}}}(lit))
Xem thêm:  2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 | , Phản ứng oxi-hoá khử, Phản ứng thế

b) Vận dụng

  • Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch.
  • Hướng dẫn:

Từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch nhận thấy có chứa 3 ẩn là số mol (n), thể tích (V) và nồng độ mol (CM).

Đề bài cung cấp 2 dữ kiện là thể tích dung dịch và số gam chất tan (CuSO4)

Lưu ý: Vì đơn vị của nồng độ mol là (mol/lit) nên thể tích phải đổi từ ml sang lít, khối lượng chất tan đổi về số mol chất tan.

Cho nguyên tử khối của Cu = 64, S = 32, O = 16

Cụ thể như sau:

Ta đổi 200ml sang lít: (V=frac{{200}}{{1000}} = 0,2(lit))

Số mol chất tan CuSO4 là: ({n_{CuS{O_4}}} = frac{{{m_{CuS{O_4}}}}}{{{M_{CuS{O_4}}}}} = frac{{16}}{{(64 + 32 + 16.4)}} = 0,1(mol))

Thay vào công thức tính số mol ta có:

({C_M} = frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{V} = frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5(mol/l))

  • Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn.
  • Hướng dẫn:

​Ở ví dụ này đề bài cho 2 dung dịch. Mỗi dung dịch lại có chứa lượng chất tan riêng nên ta tính khối lượng chất tan độc lập ở từng dung dịch sau đó cộng tổng lại.

Số mol đường có trong dung dịch 1: ({n_1} = {C_{M(1)}}.{V_1} = 0,5.2 = 1(mol))

Số mol đường có trong dung dịch 2: ({n_2} = {C_{M(2)}}.{V_2} = 1.3 = 3(mol))

Tổng số mol chất tan của dung dịch sau khi trộn là tổng số mol của hai dung dịch:

Xem thêm:  C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl - VietJack.com

(n = {n_1} + {n_2} = 1 + 3 = 4(mol))

Thể tích dung dịch đường sau khi trộn sẽ bằng tổng thể tích của hai dung dịch:

(V = {V_1} + {V_2} = 2 + 3 = 5(lit))

Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn sẽ sử dụng số mol chất tan tổng và thể tích tổng:

({C_M} = frac{n}{V} = frac{4}{5} = 0,8(mol/lit))

Vậy nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là 0,8 mol/l

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.