SO2 + H2S → S + H2O l SO2 ra S – VietJack.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về H2s ra s chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phản ứng SO2 + H2S → S + H2O

SO2 + H2S → S + H2O l SO2 ra S (ảnh 1)

1. Phương trình phản ứng H2S ra S

SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O

SO2 là chất oxi hóa (bị khử) và H2S là chất khử (bị oxi hóa)

2. Điều kiện phản ứng SO2 ra S

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng giữa SO2 tác dụng với H2S

Xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S).

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của SO2 (Lưu huỳnh dioxit)

– Trong phản ứng trên SO2 là chất oxi hoá.

– SO2 là chất oxi hoá mạnh nên tác dụng được với chất khử mạnh.

4.2. Bản chất của H2S (Hidro sunfua)

Trong phản ứng trên H2S là chất khử mạnh.

5. Tính chất hóa học của SO2

SO2 là một oxit axit, nên mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit.

5.1. Oxy hóa chậm trong không khí

SO2 + O2 overset{t^{o} }{rightarrow} SO3

SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.Là một axit yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3

SO2 + H2O → H2SO3

5.2. SO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Tạo ra muối sunfit hoặc hidrosunfit hay cả hai loại

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2+ 2NaOH → Na2SO3 + H2O

5.3. Vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử

a) SO2 là chất khử

  • Phản ứng với chất oxy hóa mạnh

Xem thêm:  Phải làm sao để hết mụn? - Vinmec

2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450oC)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

  • SO2làm mất màu nước Brom

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

  • SO2 làm mất màu dung dịch thuốc tím

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4+ 2MnSO4 + 2H2SO4

b) SO2 chất oxy hoá mạnh

Tác dụng với chất khử mạnh

Phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của SO2 là

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

SO2 + 2Mg → S + 2MgO

6. Tính chất hóa học của H2S

6.1. Tính axit yếu

– Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

– Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

6.2. Tính khử mạnh

– Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

– Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,…mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

– Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

Xem thêm:  Ước lượng hồi quy tuyến tính bằng OLS

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

7. Bài tập vận dụng

Câu 1. Khi pha loãng H2SO4 đặc thực hiện thao tác nào sau đây đúng:

A. Cho từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

B. Cho từ từ nước vào H2SO4đặc và khuấy đều

C. Cho nước và axit đồng thời vào cốc khuấy đều

D. Cho nhanh H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Cho 1,84 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 101,48g

B. 101,68g

C. 50.74g

D. 88,20g

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: nH2SO4 = nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

→ mH2SO4 = 0,05 .98 = 4,9 gam → mdd H2SO4 = (4,9.100)/10 =49 gam

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 = mdd sau phản ứng + mH2

→ mdd sau phản ứng = mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 – mH2 = 1,84 + 49 – 0,05. 2 = 50,74 g

Câu 3. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ KOH tạo 2 muối nào?

A. K2S2 và KHS

Xem thêm:  Top 5 món tôm càng xanh chế biến tại nhà siêu dễ không thể bỏ qua

B. K2S2và K2S

C. K2S và KHS

D. KS và KHS

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ sinh ra muối trung hòa hay muối axit

H2S + KOH → KHS + H2O

H2S + 2KOH → K2S + 2H2O

Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 6. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuric.

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7. Có các lọ đựng hóa chất riêng rẽ: Na2S, NaCl, AgNO3, Na2CO3. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch H2SO4.

C. dung dịch HCl.

D. phenolphtalein.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 8. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)

B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS

C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Lời giải:

Đáp án: B

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.