Ca từ âm nhạc muốn hay phải giàu tính thẩm mỹ

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Giau tinh tham mi hay nhat chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Phóng viên (PV): Theo dõi thị trường âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây, ông có nhận xét gì về ca từ trong các ca khúc do người trẻ sáng tác?

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: Lực lượng sáng tác âm nhạc trẻ hiện nay có thể học rất cao, rất thông minh, nhanh nhạy nhưng điều đó không tỷ lệ thuận với trình độ văn hóa. Họ chưa có những sáng tác mà ca từ đạt đến độ xuất sắc, đầy chất thơ, đầy chất hào hùng như thời chống Pháp, chống Mỹ và đầy chất lãng mạn mới của thời hậu chiến. Ca từ của âm nhạc hiện nay giống như món ăn nhanh. Mà đã là món ăn nhanh thì không bao giờ trở thành đặc sản, có giá trị và thời hạn sử dụng. Ngôn từ của họ quá yếu. Họ chỉ mang những lời nói thường vào trong ca khúc. Khi nói về thủ pháp, nghệ thuật thì ca khúc phải thể hiện vẻ đẹp của ca từ. Nhiều bạn trẻ sáng tác cứ nghĩ rằng đưa ngôn ngữ của đường phố vào ca khúc là hợp “mốt”, hợp với xu hướng phát triển xã hội mà quên đi định hướng thẩm mỹ, lý tưởng cuộc sống hay khát vọng tạo giá trị lâu bền cho tác phẩm âm nhạc.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha.Ảnh: MỸ ANH.

PV: Theo ông, nguyên nhân của hiện tượng trên là do đâu?

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: Tôi cho rằng nhiều nhạc sĩ sáng tác hiện nay ít tìm hiểu, học ngôn ngữ mẹ đẻ. Thành công một nửa của ca khúc là ca từ, mà chỉ học nốt nhạc thôi thì hỏng. Nghệ thuật chỉ cần 1 người hay 10 người biết vẫn là nghệ thuật. Còn những ca khúc hiện nay dù có hàng triệu người biết đến nhưng cũng không thể là nghệ thuật được. Câu nói “y phục xứng kỳ đức” là thế. Giai điệu là thân hình mà thân hình hỏng thì quần áo dù có đẹp đến mấy cũng thế thôi.

PV: Trong quá trình gắn bó với âm nhạc Việt Nam, ông đã đau đáu với từng ca từ như thế nào?

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: Khi nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác ca khúc “Một thoáng Tây Hồ”, tôi là người nghe đầu tiên. Lúc đó, bài hát của anh Phương có câu “Bát ngát trăng ngân một khoảng trời”. Tôi có góp ý rằng, trong thơ của Bác Hồ đã có câu “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Chúng ta là con cháu Cụ Hồ, chúng ta phải phát triển ngôn ngữ lên. Tôi tặng Phó Đức Phương một chữ “buông”, ghép lại thành “Bát ngát trăng buông một khoảng trời”. Anh Phương khi ấy tấm tắc khen hay. Gần đây nhất tôi viết bài “Chiều đất Mũi”. Chỉ có lênh đênh trên biển Cà Mau thì tôi mới thấy nắng đang chuyển từ phía Đông sang phía Tây, nên trong ca từ của tôi có câu “Nắng chuyển dần từ biển Đông sang biển Tây”. Câu này chứa đầy đủ ý nghĩa vẻ đẹp của thiên nhiên Cà Mau.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Phùng hay nhất (4 Mẫu) - Văn 12

PV: Nhạc sĩ có mong muốn và lời khuyên gì để người trẻ sáng tác ca khúc hiện nay nâng cao tính thẩm mỹ trong ca từ, giữ gìn sự trong sáng trong tác phẩm?

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: Nếu muốn viết ca khúc hay thì phải học ngôn ngữ. Nếu không thạo ngôn ngữ thì anh phải viết giao hưởng, phải viết nhạc không lời. Nói thế thôi, nhạc không lời vẫn phải hiểu ngôn ngữ. Beethoven viết “Giao hưởng số 9” thì trước đó ông đã đọc được bài thơ “Hướng tới niềm vui”. Ông phải hiểu đầy đủ ngôn ngữ sau đó mới nói về âm nhạc. Ngôn ngữ vẫn là gốc, tiếng nói của dân tộc là gốc để tạo ra nghệ thuật của dân tộc. Tất nhiên, số lượng âm nhạc sẽ ít đi. Người viết ca khúc rất nhiều, nhưng nhạc sĩ đích thực thì không nhiều. Sự sống của một con người kiếm tiền khác với sự sống của một người làm nghệ thuật, nghệ thuật phải đứng trên tiền. Chúng ta từng có một thế hệ đứng trên tiền tạo ra nghệ thuật. Họ đóng góp cho âm nhạc Việt Nam một cách đích thực. Đây là một bài học cho giới trẻ.

Tất nhiên, hiện nay có rất nhiều người trẻ yêu nhạc thời chống Pháp, chống Mỹ, hậu chiến. Tôi tin tưởng họ sẽ lớn dần, chính họ bằng kiến thức, bằng sự học hành sẽ gạt bỏ tất cả những yếu tố thị trường, để gương mặt nghệ thuật Việt Nam được sáng trưng lên. Tôi chỉ có thể đưa ra lời khuyên: Muốn làm nghệ thuật đích thực thì phải thông qua hai con đường, một là học ở nhà trường, hai là tự học. Phải luôn tôn thờ nghệ thuật thì chúng ta mới có tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Anh coi nghệ thuật rẻ rúng thì không bao giờ có gì để lại cho mai sau. Tôi đã từng chứng kiến những người năm nay mới 18 tuổi khước từ âm nhạc thị trường và họ trở thành bạn vong niên của tôi. Tôi vẫn hy vọng sẽ có một thời đại mới, thế hệ con cháu mình được đào tạo cẩn thận, đàng hoàng, họ sẽ tìm đến những ngôn ngữ để làm tiếng Việt luôn trong sáng, đẹp đẽ, có thể sánh ngang với tất cả ngôn ngữ của các dân tộc khác. Đây là vấn đề cực khó nhưng vẫn phải làm. Muốn làm được thì phải bắt đầu từ giáo dục, không chỉ riêng dạy chữ mà dạy thẩm mỹ. Bởi ngôn ngữ đẹp luôn đi cùng với thẩm mỹ.

Xem thêm:  Công Thức Đạo Hàm Lượng Giác Đầy Đủ Và Bài Tập - Marathon

PV: Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!

HOÀI PHƯƠNG (thực hiện)

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.