Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Danh lam thắng cảnh là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là một trong các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Điều 158, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai 2013) quy định về việc quản lý và sử dụng loại đất này, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 27, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Khái niệm

a. Khái niệm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Căn cứ tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 4, Luật di sản văn hoá năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau:

“3. Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”.

Theo các quy định trên, ta có thể hiểu di tích lịch sử – văn hoá là các công trình xây dựng hoặc các di vật, cổ vật mang giá trị nhất định về lịch sử, khoa học, văn hoá. Còn danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc là sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học. Như vậy, ta có thể thấy, Luật di sản văn hoá đưa ra khái niệm danh lam thắng cảnh trong mối quan hệ hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, sản phẩm sáng tạo của con người.

Xem thêm:  7 bước toner dưỡng ẩm của người Hàn, có thực sự hiệu quả? - ELLE

b. Khái niệm đất có di tích lịch sử – văn hoá

Trên thực tế, các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh luôn có mối quan hệ chặt chẽ với đất đai, nơi trên đó có di tích và các vùng đất bao quanh bảo vệ.

Chính vì vậy, đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh là vùng đất bao quanh, bảo vệ các di tích lịch sử – văn hoá.

2. Ai có thẩm quyền cấp quyết định bảo vệ đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh (quy định tại Khoản 1, Điều 158, Luật đất đai 2013)

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định bảo vệ đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

3. Việc quản lý đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh được thực hiện như thế nào? (quy định tại Khoản 1, Điều 158, Luật đất đai 2013)

Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Xem thêm:  Tổng hợp các món ngon từ tim heo thơm ngon ăn là ghiền

Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định trên thì UBND cấp xã nơi có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

4. Việc quản lý đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh trong trường hợp đặc biệt (quy định tại Khoản 2, Điều 158, Luật đất đai 2013)

Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.

5. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh (quy định tại Điều 27, Nghị định 43/2014/NĐ-CP )

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập do cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Giấy chứng nhận được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.

Xem thêm:  Quần Lọt Khe Nữ để Làm Gì? TOP Brand Quần Lọt Khe Uy Tín

Trường hợp di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó. Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Luật Hoàng Anh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.