Cách giải phương trình trùng phương, phương trình tích – Toán lớp 9

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Phuong trinh trung phuong la gi cach giai phuong trinh trung phuong cuc hay chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Vậy cách giải phương trình bậc 4 trùng phương (ax4 + bx2 + c = 0) và phương trình tích cụ thể như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới dây, qua đó vận dụng giải các bài tập để rèn kỹ năng giải toán dạng này.

» Đừng bỏ lỡ: Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu cực hay

° Cách giải phương trình đưa về phương trình tích.

* Phương pháp giải:

• Biến đổi phương trình ban đầu (bằng cách đặt nhân tử chung, vận dụng hằng đẳng thức,…) đưa về dạng phương trình tích, sau đó giải các phương trình.

Tổng quát: A.B = 0 ⇔ A = 0 hoặc B = 0.

» xem thêm: Cách giải phương trình bâc 2 chứa ẩn ở mẫu cực hay

* Ví dụ 1: Giải phương trình

a) (x – 3)(x2 – 3x + 2) = 0

b) x3 + 3×2 – 2x – 6 = 0

° Lời giải:

a) (x – 3)(x2 – 3x + 2) = 0

⇔ x – 3 = 0 hoặc x2 – 3x + 2 = 0

+) x – 3 = 0 ⇔ x1 = 3

+) x2 – 3x + 2 = 0 ta thấy: a = 1; b = -3; c = 2 và a + b + c = 0 nên theo Vi-et ta có nghiệm x2 = 1; x3 = c/a = 2.

• Kết luận: Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm là: x1 = 3; x2 = 1; x3 = 2.

b) x3 + 3×2 – 2x – 6 = 0

⇔ x2(x + 3) – 2(x + 3) = 0

⇔ (x + 3)(x2 – 2) = 0

⇔ x + 3 = 0 hoặc x2 – 2 = 0

+) x + 3 = 0 ⇔ x1 = -3

+) x2 – 2 = 0 ⇔ ;

• Kết luận: Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm là:

* Ví dụ 2 (Bài 36 trang 56 SGK Toán 9 Tập 2): Giải các phương trình

a) (3×2 – 5x + 1)(x2 – 4) = 0;

b) (2×2 + x – 4)2 – (2x – 1)2 = 0.

° Lời giải:

a) (3×2 – 5x + 1)(x2 – 4) = 0;

⇔ 3×2 – 5x + 1 = 0 hoặc x2 – 4 = 0

+)Giải: 3×2 – 5x + 1 = 0

– Có a = 3; b = -5; c = 1 ⇒ Δ = (-5)2 – 4.3 = 13 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm:

Xem thêm:  Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân

+)Giải: x2 – 4 = 0

⇔ (x – 2)(x + 2) = 0

⇔ x = 2 hoặc x = -2.

• Kết luận: Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm là:

; x3 = 2; x4 = -2

– Hay tập nghiệm của phương trình là:

b) (2×2 + x – 4)2 – (2x – 1)2 = 0

⇔ (2×2 + x – 4 – 2x + 1)(2×2 + x – 4 + 2x – 1) = 0

⇔ (2×2 – x – 3)(2×2 + 3x – 5) = 0

⇔ 2×2 – x – 3 = 0 hoặc 2×2 + 3x – 5 = 0

+) Giải: 2×2 – x – 3 = 0

– Có a = 2; b = -1; c = -3 và thấy a – b + c = 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm x = -1 và x = -c/a = 3/2.

+) Giải: 2×2 + 3x – 5 = 0

– Có a = 2; b = 3; c = -5 và thấy a + b + c = 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm x = 1 và x = c/a = -5/2.

• Kết luận: Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm là: x1 = -1; x2 = 3/2; x3 = 1; x4 = -5/2.

– Hay tập nghiệm của phương trình là:

° Cách giải phương trình trùng phương ax4 +bx2 + c = 0 (a≠0).

* Phương pháp giải 1: Đặt ẩn phụ cho pt: ax4 + bx2 + c = 0 (a≠0) (1)

• Đặt t = x2 (t≥0), khi đó ta được phương trình at2 + bt + c = 0 (2)

– Nếu phương trình (2) có 2 nghiệm dương thì phương trình trùng phương có 4 nghiệm.

– Nếu phương trình (2) có một nghiệm dương, một nghiệm âm hoặc có nghiệm kép dương thì phương trình trùng phương có 2 nghiệm.

– Nếu phương trình (2) có 2 nghiệm âm hoặc vô nghiệm thì phương trình trùng phương vô nghiệm.

• Cụ thể như sau:

– Phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt ⇔ Phương trình (2) có hai nghiệm dương phân biệt

– Phương trình (1) có 3 nghiệm phân biệt ⇔ Phương trình (2) có một nghiệm dương và một nghiệm bằng 0

– Phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt ⇔ phương trình (2) có một một nghiệm kép dương hoặc 2 nghiệm trái dấu ⇔ hoặc ⇔ hoặc

– Phương trình (1) có 1 nghiệm ⇔ phương trình (2) có một nghiệm kép bằng 0 hoặc có một nghiệm bằng không và nghiệm còn lại âm hoặc

– Phương trình (1) vô nghiệm ⇔ phương trình (2) vô nghiệm hoặc có hai nghiệm âm hoặc

– Nếu phương trình có 4 nghiệm thì tổng các nghiệm luôn bằng 0 và tích các nghiệm luôn bằng c/a.

Xem thêm:  BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI

* Phương pháp giải 2: Giải trực tiếp phương trình trùng phương bằng cách đưa về giải phương trình tích.

– Biến đổi đưa về dạng pt tích: A.B = 0 ⇔ A = 0 hoặc B = 0.

* Ví dụ 1(Bài 34 trang 56 SGK Toán 9 Tập 2): Giải các phương trình trùng phương:

a) x4 – 5×2 + 4 = 0

b) 2×4 – 3×2 – 2 = 0

c) 3×4 + 10×2 + 3 = 0

° Lời giải:

a) x4 – 5×2 + 4 = 0 (1)

– Đặt t = x2, điều kiện t ≥ 0.

– Khi đó (1) trở thành : t2 – 5t + 4 = 0 (2)

– Giải (2) : Có a = 1 ; b = -5 ; c = 4 ⇒ a + b + c = 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm t1 = 1; t2 = c/a = 4

– Cả hai giá trị đều thỏa mãn điều kiện.

+ Với t = 1 ⇒ x2 = 1 ⇒ x = 1 hoặc x = -1;

+ Với t = 4 ⇒ x2 = 4 ⇒ x = 2 hoặc x = -2.

– Vậy phương trình (1) có tập nghiệm S = {-2 ; -1 ; 1 ; 2}.

b) 2×4 – 3×2 – 2 = 0; (1)

– Đặt t = x2, điều kiện t ≥ 0.

– Khi đó (1) trở thành : 2t2 – 3t – 2 = 0 (2)

– Giải (2) : Có a = 2 ; b = -3 ; c = -2 ⇒ Δ = (-3)2 – 4.2.(-2) = 25 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm:

– Đối chiếu điều kiện t≥0 ta thấy chỉ có giá trị t1 = 2 thỏa mãn điều kiện.

+ Với t = 2 ⇒ x2 = 2 ⇒ x = √2 hoặc x = -√2;

– Vậy phương trình (1) có tập nghiệm S = {-√2 ; √2}.

c) 3×4 + 10×2 + 3 = 0 (1)

– Đặt t = x2 , điều kiện t ≥ 0.

– Khi đó (1) trở thành : 3t2 + 10t + 3 = 0 (2)

– Giải (2): Có a = 3; b’ = 5; c = 3 ⇒ Δ’ = 52 – 3.3 = 16 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

– Đối chiếu điều kiện t≥0 ta thấy cả 2 giá trị t1 = -1/3 <0 và t2 = -3<0 đều không thỏa điều kiện. Vậy phương trình (1) vô nghiệm.

* Ví dụ 2(Bài 37 trang 56 SGK Toán 9 Tập 2): Giải các phương trình trùng phương

a) 9×4 – 10×2 + 1 = 0

b) 5×4 + 2×2 – 16 = 10 – x2

c) 0,3×4 + 1,8×2 + 1,5 = 0

d)

° Lời giải:

a) 9×4 – 10×2 + 1 = 0 (1)

– Đặt t = x2, điều kiện t ≥ 0.

– Khi đó (1) trở thành : 9t2 – 10t + 1 = 0 (2)

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội âm nhạc và cuộc sống - Thủ thuật

+) Giải (2): Có a = 9 ; b = -10 ; c = 1; ta thấy a + b + c = 0

⇒ Phương trình (2) có nghiệm t1 = 1; t2 = c/a = 1/9.

– Cả hai nghiệm đều thỏa mãn điều kiện t≥0.

+ Với t = 1 ⇒ x2 = 1 ⇒ x = 1 hoặc x = -1.

+ Với t = 1/9 ⇒ x2 = 1/9 ⇒ x = 1/3 hoặc x = -1/3.

• Kết luận: Vậy phương trình (1) có tập nghiệm

b) 5×4 + 2×2 – 16 = 10 – x2

⇔ 5×4 + 2×2 – 16 – 10 + x2 = 0

⇔ 5×4 + 3×2 – 26 = 0 (1)

– Đặt t = x2 , điều kiện t ≥ 0.

– Khi đó (1) trở thành : 5t2 + 3t – 26 = 0 (2)

+ Giải (2): Có a = 5 ; b = 3 ; c = -26 ⇒ Δ = 32 – 4.5.(-26) = 529 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

– Đối chiếu điều kiện chỉ có t1 thỏa điều kiện, nên:

+ Với t = 2 ⇒ x2 = 2 ⇒ x = √2 hoặc x = -√2.

⇒ Kết luận: Vậy phương trình (1) có tập nghiệm S = {-√2; √2}.

c) 0,3×4 + 1,8×2 + 1,5 = 0 (1)

– Đặt t = x2, điều kiện t ≥ 0.

– Khi đó, (1) trở thành : 0,3t2 + 1,8t + 1,5 = 0 (2)

+ Giải (2) : có a = 0,3 ; b = 1,8 ; c = 1,5; ta thấy a – b + c = 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm t1 = -1 và t2 = -c/a = -5.

– Đối chiếu với điều kiện t ≥ 0 thấy cả hai nghiệm đều không thỏa.

⇒ Vậy phương trình (1) vô nghiệm.

d) (*)

– Điều kiện xác định: x ≠ 0.

– Quy đồng, khử mẫu ta được:

(*) ⇔ 2×4 + x2 = 1 – 4×2

⇔ 2×4 + x2 + 4×2 – 1 = 0

⇔ 2×4 + 5×2 – 1 = 0 (1)

– Đặt t = x2, điều kiện t > 0 (do x ≠ 0).

– Khi đó (1) trở thành : 2t2 + 5t – 1 = 0 (2)

+ Giải (2): Có a = 2 ; b = 5 ; c = -1 ⇒ Δ = 52 – 4.2.(-1) = 33 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

– Đối chiếu với điều kiện t >0 thấy có nghiệm t1 thỏa mãn, nên:

+ Với

• Kết luận: Vậy phương trình có tập nghiệm

° Một số Bài tập về phương trình tích, phương trình trùng phương

* Bài 1: Giải các phương trình sau

a) x4 – 22×2 – 8x +77 = 0

b) x4 – 6×3 + 8×2 + 2x – 1 = 0

c) x4 + 2×3 – 5×2 + 6x – 3 = 0

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.