Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dang dieu khien xe dap khong chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 31, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:

“ Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.”

2. Nội dung quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

2.1. Quy định chở người của xe đạp

– Căn cứ Khoản 1, Điều 31, Luật giao thông năm 2008, quy định về việc chở người của xe đạp, cụ thể là:

+ Người điều khiển xe đạp chỉ được phép chở một người.

+ Trường hợp khác người điều khiển xe đạp được phép chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì có thể chở tối đa 2 người.

+ Người điều khiển xe đạp không được phép đi dàn hàng ngang; không được đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; và thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Xem thêm:  Nguyên nhân nào khiến Nga tiến hành "Chiến dịch quân sự đặc biệt

+ Người ngồi trên xe đạp không được mang, vác vật cồng kềnh; không sử dụng ô; không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác; không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; và thực hiện hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2.2. Quy định đội mũ bảo hiểm

– Căn cứ Khoản 2, Điều 31, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc đội bảo hiểm, cụ thể là:

+ Khi điều khiển phương tiện giao thông, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm và phải được cài quai đúng cách.

+ Mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn là phải đảm bảo kết cấu gồm 4 phần: Vỏ mũ phải cứng ngăn chặn các va chạm vào đầu người đội; đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ có tác dụng giảm chấn động đến đầu người đội; quai đeo để cố định mũ; lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng ( Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT – BKHCN ngày 15/06/2021 quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy).

2.3. Quy định đối với người điều khiển xe thô sơ

– Căn cứ Khoản 3, Điều 31, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định đối với người điều khiển xe thô sơ, cụ thể là:

+ Người điều khiển xe thô sơ không được đi dàn hàng ngang, hàng dọc; đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ được quy định theo pháp luật.

Xem thêm:  Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

+ Người điều khiển xe thô sơ khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe, các phương tiện khác nhận biết để tránh.

+ Người điều khiển xe súc vật kéo (bò kéo, ngựa kéo,…) phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh trên đường.

2.4. Quy định về hàng hóa trên xe thô sơ

– Căn cứ theo Khoản 4, Điều 31, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về hàng hóa trên xe thô sơ là:

+ Hàng hóa được xếp trên xe thô sơ phải đảm bảo chắn chắn, an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

3. Xử phạt các hành vi thực hiện trái pháp luật

– Căn cứ theo Điều 31, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo quy định (Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), cụ thể như sau:

+ Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên; Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù); Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang; Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu; xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển (Căn cứ tại các Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm o, Điểm p, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 100/2019) sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

Xem thêm:  Facebook Không Hiện Ảnh Nổi Bật, Làm Theo Cách Sau

+ Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác (Căn cứ tại các Điểm a, Điểm c, Khoản 2, Điều 8, Nghị định 100/2019) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

+ Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường; Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật (Căn cứ Điểm a, Điểm đ, Khoản 3, Nghị định 100/2019) sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.

+ Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (Căn cứ tại Điểm a, Khoản 4, Điều 8, Nghị định 100/2019) sẽ phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã đi tìm hiểu xem pháp luật quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác trong khi tham gia giao thông đường bộ và hình thức xự phạt hành vi vi phạm quy định của điều luật trên.

Luật Hoàng Anh

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.