Nguyên nhân nào khiến Nga tiến hành “Chiến dịch quân sự đặc biệt

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Nga ukraine tại sao chiến tranh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Sáng sớm ngày 24/2/2022, Tổng thống Putin thông báo sẽ triển khai một chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ người dân ở khu vực Donbas (bao gồm Donetsk và Luhansk). Ngay sau đó, các lực lượng Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine để tìm cách “phi quân sự hóa” quốc gia này. Một lần nữa, hòa bình khu vực Đông Âu bị dung chuyển, dư luận quốc tế chấn động bởi các hoạt động quân sự của Nga. Nhiều người đặt câu hỏi, đâu nguyên nhân sâu xa kiến Nga tiến hành các hoạt động quân sự, tấn công Ukraine? Bài viết góp phần phân tích, cung cấp thêm góc nhìn trên phương diện vị thế, địa chiến lược của Nga để có đánh giá toàn diện về nguyên nhân của cuộc chiến dịch quân sự này.

Ngày 24/2/2022, trước khi triển khai các hoạt động quân sự đối với Ukraine, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu quan trọng dài hơn một giờ đồng hồ trên truyền hình và truyền thông quốc tế, lý giải nguyên nhân để Nga triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Trên cơ sở tổng hợp nguồn tư liệu và bài phát biểu của Tổng thống Putin, có thể thấy những nguyên nhân căn bản, sâu xa trên các khía cạnh sau đây:

Về phương diện An ninh quốc gia, NATO không ngừng phát triển về hướng Đông, áp sát biên giới Nga là một đe dọa của nước này. Theo ông Putin, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ngày càng nhiều nước ở Đông Âu gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thúc đẩy liên minh mở rộng dần về phía Đông. Ba nước cộng hòa vùng Baltic từng thuộc Liên Xô, gồm Estonia, Latvia và Litva, đã tham gia khối quân sự này năm 2004, bất chấp sự phản đối của Nga. Từ năm 2008, NATO bày tỏ ý định trao tư cách thành viên cho Ukraine và thực tế, Ukraine cũng đã thể hiện sự mong muốn ra nhập NATO. Nga coi đây là hành động vượt “lằn ranh đỏ”, đe dọa an ninh của mình.

Sự mở rộng về phía đông của NATO là mối đe dọa hiện hữu và viễn cảnh Ukraine gia nhập liên minh quân sự của phương Tây là “hành vi thù địch”. Người đứng đầu nước Nga từng nhiều lần nhấn mạnh quan điểm “Ukraine không chỉ là quốc gia láng giềng, mà là một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa và tinh thần của Nga”. Cũng từ đó, Nga yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh NATO sau năm 1997, gồm Ba Lan, Estonia, Litva, Latvia và các nước vùng Balkan. Moskva cũng muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông, không kết nạp Ukraine vào khối và không diễn tập quân sự tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á và các nước vùng Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh thuộc NATO thẳng thừng từ chối những đề xuất an ninh mà Nga cho là “cốt lõi”. Đây chính là “xung đột” căn bản mà hai bên chưa thể tìm được tiếng nói chung và dẫn tới việc Nga đi trước một bước tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”, triển khai các lực lượng quân sự đối với Ukraine trong những ngày vừa qua.

Về Chính trị, một điều có thể dễ thấy, trong nhiều năm qua, Kiev đã cố gắng sử dụng con bài chính trị, đối ngoại để gây sức ép lên Nga và và phương Tây. Chính phủ Ukraine đối thoại với Nga như một sự mặc cả trong quan hệ với phương Tây, đồng thời cũng sử dụng mối đe dọa có quan hệ chặt chẽ hơn với Nga để thúc ép phương Tây nhằm đảm bảo các ưu đãi bằng cách tuyên bố rằng nếu không Nga sẽ có ảnh hưởng lớn hơn ở Ukraine.

Xem thêm:  Quy định về thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo - pbgdpl

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin nhấn mạnh, Ukraine tiến hành xây dựng nhà nước trên cơ sở phủ định mọi thứ đã gắn kết với Nga, cố gắng bóp méo tâm lý và ký ức lịch sử của hàng triệu người ở đất nước này, xã hội Ukraine phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực hữu, vốn nhanh chóng phát triển thành chủ nghĩa sợ Nga. Điều này dẫn đến sự tham gia của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine và những người theo chủ nghĩa tân phát xít (theo cách gọi của Putin) trong các nhóm khủng bố ở Bắc Kavkaz. Bên cạnh đó, lực lượng bên ngoài sử dụng một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ và các dịch vụ đặc biệt để nuôi dưỡng mục đích chính trị khác nhau, dần đưa các đại diện của họ vào các ghế chính quyền. Đặc biệt sau khi liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, Ukraine đã lựa chọn, áp dụng mô hình nước ngoài, dần xa rời lịch sử. Các thể chế chính trị của chính phủ đã “chia năm xẻ bảy” hướng lái theo hướng theo phương Tây.

Chính quyền Kiev, theo yêu cầu của phương Tây, đã giao quyền ưu tiên lựa chọn thành viên của các cơ quan tư pháp tối cao, Hội đồng Tư pháp và Ủy ban Thẩm phán cho các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, theo lời Putin, Hoa Kỳ còn trực tiếp kiểm soát Cơ quan Quốc gia về Phòng chống Tham nhũng, Cục Chống Tham nhũng Quốc gia, Văn phòng Công tố Chuyên trách về Chống Tham nhũng và Tòa án Chống Tham nhũng Cấp cao. Tất cả những điều này được thực hiện để chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo ông Putin, tham nhũng đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết.

Về Lịch sử, Tổng thống Putin nhiều lần nhấn mạnh rằng, Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với Nga mà còn là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa Nga. Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất của không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau, mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình.

Tuy nhiên, dường như chính quyền Ukraine đã và đang ruồng bỏ những yếu tố văn hóa, lịch sử trong quá trình hình thành của mình. Chính vì vậy, theo lý giải của Tổng thống Nga, Ukraine hiện đại hoàn toàn rời xa, xóa nhòa lịch sử quá trình hình thành của với những dấu mốc quan trọng là liên bang Xô Viết thành lập và sau sự kiện 1991 – Liên xô sụp đổ. Khi liên bang Xô Viết tan rã, với vai trò “anh cả” – Nga không chỉ công nhận các quốc gia độc lập mới mà còn giúp đỡ Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG, ngay cả khi nước này phải đối mặt với tình huống rất thảm khốc. Mặc dù vậy, cho đến hiện tại, Ukraine thực hiện nhiều chính sách đã đi ngược lại với lợi ích cốt lõi của Nga.

Về Kinh tế, trên phương diện này, một thực tế là, từ sau 1991, nhiều quốc gia tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô tan rã, xin hỗ trợ tài chính. Trong điều kiện đó, nước Nga đã cung cấp hỗ trợ, đồng thời tôn trọng “phẩm giá và chủ quyền của Ukraine”. Theo số liệu mà Tổng thống Nga Putin công bố trong bài phát biểu, nước nga đã viện trợ, ưu đãi về kinh tế và thương mại, giúp cho tổng lợi ích cho ngân sách Ukraine trong giai đoạn từ 1991 đến 2013 lên tới 250 tỷ USD.

Một số liệu khác cũng chỉ ra rằng, đến cuối năm 1991, Liên Xô nợ các quốc gia khác và quỹ quốc tế khoảng 100 tỷ USD. Trách nhiệm khoản nợ này thuộc về nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cùng nhau chia sẻ, trên tinh thần đoàn kết và tương xứng với tiềm lực kinh tế mỗi nước. Tuy nhiên, Nga đã tiến hành trả tất cả các khoản nợ của Liên Xô và thực hiện lời hứa này bằng cách hoàn thành quá trình này vào năm 2017. Để đổi lấy điều đó, các quốc gia mới độc lập phải giao nộp cho Nga một phần tài sản ở nước ngoài của Liên Xô. Một thỏa thuận về hiệu lực này đã đạt được với Ukraine vào tháng 12 năm 1994. Tuy nhiên, Kiev đã không phê chuẩn các thỏa thuận này và sau đó từ chối bằng cách đưa ra yêu cầu chia sẻ Kho bạc Kim cương, dự trữ vàng, cũng như tài sản của Liên Xô cũ và các tài sản ở nước ngoài.

Xem thêm:  TRUYỀN THỐNG " UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN" CỦA DÂN TỘC

Để giải quyết những điểm chưa đồng thuận này, ông Putin cho rằng, Nga luôn làm việc với Ukraine một cách cởi mở và trung thực, tôn trọng lợi ích của nước này. Nga đã phát triển mối quan hệ của mình trong nhiều lĩnh vực, như năm 2019, trong điều kiện đại dịch, thương mại Nga – Ukraine đạt hàng trăm tỷ USD, trong khi thương mại của Ukraine với tất cả các nước EU cộng lại đều thấp hơn chỉ số này.

Ngược lại, chính quyền Ukraine luôn ưu tiên đối phó với Nga theo cách đảm bảo rằng họ được hưởng tất cả các quyền và đặc quyền trong khi vẫn không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào. Ukraine chạy theo quan hệ đối tác bằng thái độ “ký sinh”, nhận nhiều đặc quyền, thậm chí gây sức ép, sử dụng khí đốt, đường dẫn dầu đến châu Âu qua lãnh thổ nước này. Sau tất cả những số liệu có thật ấy, giường như Ukraine đi lại đi ngược lại, giống như cách hành xử “ăn cháo, đá bát” đằng sau ẩn ý của người đứng đầu nước Nga.

Về xã hội, tình hình Ukraine trở nên hỗn loạn, sau khi thực hiện một cuộc đảo chính 2014, những người theo chủ nghĩa dân tộc và những lực lượng chính trị ủng hộ họ cuối cùng đã khiến Ukraine rơi vào bế tắc, đẩy đất nước vào vực thẳm của cuộc nội chiến. Tám năm sau, đất nước bị chia cắt. Ukraine đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin dẫn số liệu từ các tổ chức quốc tế, vào năm 2019, gần 6 triệu người Ukraine, bằng khoảng 15% dân số, đã phải ra nước ngoài tìm việc làm. Hầu hết họ làm những công việc lặt vặt. ;kể từ năm 2020, hơn 60.000 bác sĩ và nhân viên y tế khác đã rời khỏi đất nước trong bối cảnh đại dịch. Tình trạng lạm phát, giá cả leo thang, đời sống người dân càng khó khăn.

Theo ông Putin thì tình trạng tham ô tràn lan trong nền kinh tế, những di sản được thừa kế không chỉ từ thời Liên Xô, mà còn từ Đế chế Nga bị phá bỏ. Ukraine đã làm mất hàng chục, hàng trăm nghìn việc làm, mọi người có thể kiếm được thu nhập nhờ hợp tác chặt chẽ với Nga. Các lĩnh vực bao gồm chế tạo máy, kỹ thuật thiết bị, điện tử, đóng tàu và máy bay đã bị phá hủy hoặc phá hủy hoàn toàn vốn đã từng có thời gian dài vốn là niềm tự hào của Liên xô trước đây và Ukraine sau này. Tất cả đều khiến nền kinh tế Ukraine tàn phá, trong khi bản thân Ukraine bị đặt dưới sự kiểm soát từ bên ngoài.

Về văn hóa, về cơ bản, cái gọi là lựa chọn văn minh thân phương Tây do chính quyền Ukraine đưa ra không phải và không nhằm mục đích tạo điều kiện tốt hơn vì lợi ích của người dân, mà là để giữ hàng tỷ đô la mà các nhà tài phiệt, đồng thời thù địch với các đối thủ địa chính trị Nga. Chính sách phá hủy tận gốc ngôn ngữ và văn hóa Nga và thúc đẩy quá trình đồng hóa được thực hiện. Nghị viện Ukraine đã tạo ra một loạt các dự luật phân biệt đối xử và luật về cái gọi là người bản địa đã có hiệu lực. Những người xác định là người Nga và muốn bảo tồn bản sắc, ngôn ngữ, văn hóa không được chào đón, bị kỳ thị ở Ukraine. Theo luật giáo dục, tiếng Ukraine là ngôn ngữ nhà nước, tiếng Nga không có chỗ trong trường học hoặc không gian công cộng và bị bài trừ.

Xem thêm:  Tại sao tủ lạnh không lạnh? Nguyên nhân và cách khắc phục

Về quân sự, đối ngoại, một điều làm cho nước Nga lo ngại, Ukraine có các công nghệ hạt nhân được tạo ra từ thời Liên Xô và các phương tiện vận chuyển vũ khí bao gồm máy bay, cũng như tên lửa chiến thuật chính xác Tochka-U do Liên Xô thiết kế với tầm bắn hơn 100 km. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ dễ dàng hơn nhiều đối với Ukraine so với một số quốc gia khác, đặc biệt nước này nhận được sự hỗ trợ công nghệ của nước ngoài. Nếu Ukraine sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, tình hình thế giới, châu Âu, đặc biệt là đối với đối với nước Nga sẽ có nhiều thay đổi. Nga coi đây là mối đe dọa thật sự.

Một phương diện khác được ông Putin quan tâm, theo đó Ukraine được cung cấp nhiều loại vũ khí. Chỉ riêng Hoa Kỳ đã cung cấp hàng tỷ đô la kể từ năm 2014 cho mục đích này, bao gồm vũ khí, thiết bị và đào tạo chuyên ngành. Trong những tháng gần đây, vũ khí của phương Tây đã chảy đều đặn vào Ukraine càng nhiều. Các lực lượng vũ trang và cơ quan tình báo Ukraine được điều hành bởi các cố vấn nước ngoài. Lực lượng quân sự từ các nước NATO liên tục hiện diện trên lãnh thổ Ukraine để tập trận. Hệ thống chỉ huy và kiểm soát của quân đội Ukraine đã được tích hợp vào các lực lượng NATO. Nga lo ngại, điều này có thể quyền chỉ huy các lực lượng Ukraine được thực thi trực tiếp từ trụ sở NATO để chống lại Nga.

Điều 17 của Hiến pháp Ukraine không cho phép thiết lập các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, thực tế ngược lại, Nga quan ngại những căn cứ quân sự của nước ngoài để hướng vào Nga. Ukraine từ lâu đã tuyên bố một lộ trình chiến lược hướng tới tư cách thành viên NATO. Và thực tế, vừa qua Tổng thống Ukraine đã chính thức nộp đơn xin ra nhập tổ chức này. Đồng thời các nước phương Tây đã không giữ lời hứa không mở rộng NATO về phía Đông, như năm 1999, Ba Lan, Cộng hòa Czech và Hungary được kết nạp vào Liên minh. Năm 2004, Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia. 2009 là Albania và Croatia. 2017 là Montenegro và 2020 là Bắc Macedonia được kết nào vào tổ chức này.

Biên giới NATO ngày càng áp sát Nga và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng an ninh châu Âu và có tác động trực tiếp đến Nga. Trong khi đó, Tổng thống Putin nhiều lần cho biết, Nga liên tục đề xuất về một cuộc đối thoại bình đẳng về các vấn đề cơ bản về vấn đề này, song hầu như không được Hoa Kỳ và NATO trả lời, khi quy mô của các mối đe dọa đối với nước Nga ngày càng gia tăng. Vì vậy, để thực hiện các biện pháp đối phó, đảm bảo an ninh, Nga tiến hành các hoạt động quân sự với Ukraine.

Nhiều người cho rằng, để giải quyết vấn đề Ukraine, thay vì phát động một cuộc chiến tranh nên lựa chọn giải pháp ngoại giao để giải quyết những bất đồng, xung đột trong hòa bình; bởi phía sau cuộc chiến, dù kết quả có thể nào, người dân vẫn phải chịu thương, mất mát. Tuy nhiên, ẩn khuất phía sau lòng trắc ẩn của một chính trị gia lọc lõi có thể thấy những nguyên nhân căn bản, sâu xa bên trong để thấy đâu là lí do thật sự./.

LÊ THẾ CƯƠNG

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.