Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Dan y cam nghi ve tinh ba chau duoc trong bai tho tieng ga trua chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Mời các em tham khảo Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!

Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa – Mẫu số 1

I. Mở bài

Giới thiệu tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Thơ ca là sự giãi bày của tâm hồn. Trong thơ ta thấy một tấm lòng yêu nước, thấy một tâm hồn yêu quê hương và cũng thấy cả những dòng bình dị về tình cảm gia đình thân thương. “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chính là những dòng thơ bình dị ấy. Bài thơ đã đi vào lòng người đọc bằng tiếng gà trưa, bằng một tình bà cháu nồng đậm yêu thương.

II. Thân bài: Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ

1. Tình bà cháu hiện lên qua dòng kí ức

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.”

Dòng cảm xúc từ hiện tại đã trôi về miền quá khứ với nỗi xúc động tràn trề. Tiếng gà trưa đã gợi lên bao kỉ niệm thơ ấu được sống nơi làng xóm với bà, trong tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của bà.

Hình ảnh người bà hiện lên trong những kỉ niệm đẹp, gắn liền với đàn gà cục ta cục tác.

“Gà đẻ mà mày nhìn!

Rồi sau này lang mặt. ”

Câu thơ đã tái hiện lại lời mắng yêu của bà với người cháu. Dù đã lớn nhưng cháu vẫn mang theo mình kỉ niệm rất đỗi giản dị mà chan chứa yêu thương này.

“Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu”

“Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.”

Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, vất vả, chắt chiu, dành dụm để cho cháu được cuộc sống ấm lo.

Xem thêm:  Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81 - Hoatieu.vn

Những “cái quần chéo go”, những “cái áo cánh chúc bâu” chẳng phải là món quà đắt tiền, chẳng sang trọng nhưng nó lại là niềm vui lớn nhất của người cháu mỗi khi tết đến xuân về. Món quà tuy không đắt tiền nhưng chính tiền lại chẳng thể trả nổi bởi nó được làm bằng những sợi yêu thương của người bà, là những hy sinh của bà để cháu có cuộc sống hạnh phúc ấm lo.

2. Tình cảm bà cháu gắn bó thiêng liêng

Bà đã cùng người chiến sĩ đồng hành gắn bó trên suốt chặng đường hành quân.

Những ý nghĩ về bà, những kỉ niệm ấu thơ có bóng dàng người bà tảo tần, tình yêu thương của bà đã tiếp sức cho người chiến sĩ.

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ ”

Bà đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cho cháu.

Điệp từ “vì” đã làm nổi bật nguyên nhân người chiến sĩ quyết tâm lên đường hành quân. Không phải bắt nguồn từ những gì to lớn mà đó chính là vì bà, vì cháu biết những tảo tần chịu thương chịu khó của bà. Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ.

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc.

Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa – Mẫu số 2

Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

1. Mở bài

Đến với thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp tình cảm bà cháu ấm áp yêu thương dành cho nhau qua bài “Tiếng gà trưa”, bài thơ giản dị mà sâu sắc in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Một người Hà Nội của Nguyễn Khải dễ nhớ

2. Thân bài

+Trên chặng đường hành quân, tiếng gà vang vọng->nỗi nhớ bà da diết ùa về trong lòng người cháu

+Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà

– Hình ảnh bà tần tảo

– Dành cho cháu sự ấm áp quá đỗi yêu thương

– Lo lắng, những quan tâm nhỏ nhặt nhất

+Trong cháu, bà là niềm thương, là tất cả, bóng dáng bà luon theo cháu trong suốt hành trình chiến đấu.

+Lòng quyết tâm chiến thắng vì những ngày hạnh phúc bên bà trong hòa bình của đất nước.

3. Kết bài

Tình cảm bà cháu quá những vần thơ tinh tế đã thôi thúc mỗi chúng ta thêm trân quý hạnh phúc gia đình, trân quý những người bà giàu đức hy sinh thầm lặng.

Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa – Mẫu số 3

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Tiếng Gà trưa

Ví dụ:

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nên thơ hiện đại của nước ta. Những áng thơ của Xuân Quỳnh luôn gần gũi, bình dị với đời sống thường ngày và biểu hiện khát vọng có cuộc sống tươi đẹp của người phụ nữ xinh đẹp. Một trong những tác phẩm đặc sắc của bà về tình cảm gia đình, sự giản dị của tình yêu thương gia đình là bài thơ Tiếng gà trưa. Bài thơ nói lên kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về tuổi thơ và về tình bà cháu, và bởi tình yêu đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.

II. Thân bài: cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa

1. Những kỉ niệm đẹp về tình bà cháu:

– Trên đường đi hành quân, nghe tiếng gà gáy, người chiến sĩ nhớ đến người bà của mình

– Những niêm vui nhỏ bé của cậu bé khi còn trẻ con

2. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng về tình bà cháu

– Hình ảnh người bà đã đi cùng với người chiến sĩ trên đường hành quân

– Những kỉ niệm đẹp tiếp sức cho tâm hồn và quyết tâm của người chiến sĩ

– Tâm hồn trong sáng của người cháu va tấm lòng đầy ắp yêu thương của người bà dành cho cháu

– Tình cảm bà cháu đầy đẹp đẽ và yêu thương

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về tình bà cháu trong tiếng gà trưa

Xem thêm:  Xịt phụ khoa thảo dược Kiều thơm hồng khít - VuNa

Ví dụ:

Đây là một tác phẩm vô cùng đặc sắc, tác phẩm đã thể hiện được những kí ức tuổi thơ tươi đẹp về tình bà cháu và tình yêu quê hương, đất nước.

Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa – Mẫu số 4

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.

2. Thân bài

– Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

– Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

– Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay.”

– Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

– Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ – tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.

– Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

3. Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

-/-

Từ Dàn ý cảm nghĩ về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa Top lời giải đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 7 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.