Khám Phá Shwedagon – Ngôi Chùa Dát Vàng Ở Myanmar – Gotadi

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Chùa vàng ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Những ai là tín đồ Phật giáo hay yêu thích khám phá những công trình Phật giáo có lẽ sẽ vỡ òa sung sướng khi tận mắt chứng kiến công trình dát vàng và kim cương cực kỳ ấn tượng ở Myanmar. Một trong số đó là ngôi chùa dát vàng ở Myanmar – Shwedagon tọa lạc tại thành phố Yangon. Với hơn 90 tấn vàng và hàng nghìn viên kim cương chùa Shwedagon khiến cho những du khách hành hương ở mọi nơi đều mong muốn ghé thăm.

Tìm hiểu sơ nét về tôn giáo ở Myanmar (Miến Điện)

Myanmar là người anh em láng giềng với nước ta với diện tích hơn 670 nghìn km². Người Việt thường gọi Myanmar là Miến Điện, nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú đặc biệt là dầu mỏ, khí thiên nhiên, đá quý, ngọc, dầu mỏ. Theo phương châm tự do tín ngưỡng nên ở Myanmar người dân theo rất nhiều đạo khác nhau. Thống kê trên Wikipedia thì người theo đạo Phật chiếm đến 89,3% số dân, Thiên Chúa giáo là 5,6% và đạo Hồi 3,8% còn lại là Hindu, Do Thái giáo, Đa Thần giáo, Vật linh giáo…

Chính vì người dân chọn Phật giáo nên mỗi vùng đất nơi đây đều có đền, chùa, thiền viện, tháp… Đây cũng là điểm thu hút khách thập phương đến thăm và tăng trưởng du lịch tâm linh cho Myanmar. Một trong những địa điểm thu hút du khách nhất đó chính là những ngôi chùa dát vàng nguy nga. Cùng theo chân Gotadi khám phá Shwedagon và những ngôi chùa dát vàng ở Miến Điện nổi tiếng nhất qua bài viết này.

Xem thêm:  Cách làm bánh Trung thu nhân thập cẩm ngon đơn giản tại nhà

>>Ngoài ra nếu bạn yêu thích du lịch tâm linh thì đừng bỏ qua: Thái Lan với 5 ngôi chùa thật đáng để đi 1 lần trong đời!

Shwedagon – Chùa dát vàng ở Myanmar ngàn năm tuổi

Tương truyền rằng ngôi chùa Shwedagon ở Myanmar đã tồn tại hơn 2.500 năm. Tuy nhiên theo như các nhà khảo cổ nghiên cứu và phân tích thì chùa Shwedagon đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 mà thôi. Một số sử sách còn ghi lại thông tin liên quan đến chùa Shwedagon giai đoạn từ 1485. Bắt đầu từ một thành viên trong hoàng tộc dâng cúng số vàng bằng với cân nặng của mình sau đó các thế hệ sau nối bước tiếp tục dâng tặng chùa rất nhiều lượng vàng để lát lên tháp chùa.

Tuy nhiên dưới sự tác động của thảm họa thiên nhiên và chiến tranh nên kiến trúc này nhiều lần bị hư hại rất nghiêm trọng. Có thể kể đến các dấu mốc như trận động đất 1769, sau đó 1931 tiếp tục bị phá hủy bởi một vụ hỏa hoạn lớn… Để ngôi chùa Shwedagon có vẻ đẹp tráng lệ và uy nga như ngày hôm nay là do các nghệ nhân đã nhiều nhân trùng tu và sửa chữa. Công trình kiến trúc này là niềm tự hào của người dân Miến Điện có thể so sánh với đền Angkor Wat của Campuchia hay cung điện Potala của Tây Tạng (Trung Quốc)… Vì vậy, tất cả các tòa nhà trong thành phố Yangon đều được xây dựng có chiều cao không vượt quá tháp chùa (tính cả nền đất là 160 m) để bày tỏ sự tôn kính biểu tượng kiến trúc này.

>>Xem thêm: Ghé thăm ngôi chùa Wat Arun, nơi nhiều người đua nhau “check-in”

Ngôi chùa dát 90 tấn vàng và hàng chục ngàn viên kim cương

Chùa Shwedagon (Chùa Vàng) hiện đang tọa lạc trên một trên đồi Singuttara, thành phố Yangon. Ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi với diện tích trải đều đến 50.000 m2, tòa tháp chính cao đến 99m nằm trên nằm trên một nền đất vuông cao hơn mặt đất 6,4 m. Xung quanh 4 góc của tòa tháp chính còn có 4 tòa tháp nhỏ bên cạnh 60 tháp nhỏ nằm khắp khuôn viên chùa.

Xem thêm:  Tiểu sử cầu thủ Tiến Linh là ai, sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?

Khi bước chân vào khuôn viên chùa bạn sẽ không khỏi trầm trồ với những kiến trúc tinh xảo và ngọn tháp chính sừng sững giữa đỉnh đồi. Thiết kế của phần lọng tháp bao gồm 7 tầng, trang trí với những chuông bằng vàng, bạc và đá quý. Tầng cao nhất được khảm hơn 1.100 viên kim cương cùng khoảng 1.300 viên đá quý. Quả cầu trên đỉnh tháp đính tổng cộng 4.351 viên kim cương, đặc biệt viên kim cương tới 76 carat được đính trên đỉnh tòa tháp. Và nếu ước tính thì toàn bộ ngôi chùa đã được dát hơn 90 tấn vàng.

Chùa dát vàng ở Myanmar – nơi lưu giữ bảo vật trong truyền thuyết

Không chỉ nổi tiếng là bởi sự uy nga mà bên trong ngôi chùa này còn đang lưu giữ bốn báu vật của Phật giáo là: Cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn; Dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm; Mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.

Chùa Shwedagon diễn ra nhiều nghi lễ Phật giáo quan trọng

Chùa vàng Shwedagon cũng là nơi tổ chức các nghi lễ Phật giáo quan trọng nhất đời người của con người Miến Điện đó là lễ Shin Pyu hoặc Noviciation Ceremony hay còn gọi là lễ xuất gia.

Một điểm làm cho du khách cảm thấy thích thú về Myanmar đó là dường như tất cả mọi người ở đây đều rất coi trọng chùa chiền. Đối với họ đây là nơi linh thiêng và luôn đi đứng nhẹ nhàng, ăn mặc lịch sự. Các nhà sư trong chùa Shwedagon nói riêng, các chùa ở Myanmar nói chung chăm chút việc lau dọn và bảo quản tài sản thật cẩn trọng. Vậy nên những vị khách thích tìm hiểu về Phật giáo cảm thấy thích thú và tự hào khi được đến thăm các chùa ở Myanmar.

Xem thêm:  Giới thiệu khái quát thị xã Bến Cát - Tỉnh Bình Dương - Vansudia.net

Một vài lưu ý khi du khách ghé thăm ngôi chùa ở Myanmar

Theo quan niệm tôn giáo riêng nên khi đến viếng thăm những ngôi chùa dát vàng hay bất kì ngôi chùa Phật giáo nào ở Myanmar bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Các nhà sư là nam giới mới được phép lên lên phần sân hiên ở đế tháp chính, vì vậy nữ giới không được lại gần khu vực này.
  • Phụ nữ không được phép chạm tay vào nhà sư và lại gần các tượng phật, cũng không được phép trực tiếp dán lá vàng lên một số công trình tôn giáo, mà phải thông qua nam giới.
  • Để bước vào khuôn viên chùa Myanmar bạn phải tháo hết tất, giày, dép và chỉ được phép đi chân trần. Bạn có thể mang theo một cái túi nhỏ để đựng dép mà không phải gửi dép, vì khuôn viên chùa rất lớn nên điều này giúp bạn phần nào tiết kiệm thời gian.
  • Phải ăn mặc lịch sự và nghiêm chỉnh, không được mặc áo phông cộc có tay và quần đùi. Không quay lưng lại với các bức tượng để chụp hình.
  • Dùng cả hai tay để dâng lễ cho các nhà sư.

>>Xem thêm:

Tất tần tật điểm đến, món ngon và lễ hội hấp dẫn ở Thái Lan

Những câu hỏi thường gặp về chùa dát vàng ở Myanmar

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.