Giới thiệu khái quát huyện Chơn Thành – Tỉnh Bình Phước

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Chơn thành là ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

1/ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

a/ Vị trí địa lý:

Huyện Chơn Thành nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Phước, phía Bắc giáp huyện Hớn Quản, phía Nam giáp huyện Bến Cát, Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), phía Đông giáp huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương).

Chơn Thành án ngữ Phía Nam Tây Nguyên và Đông Bắc Sài Gòn, nơi có hai tuyến quốc lộ 13 và 14 đi qua, đồng thời tuyến đường Hồ Chí Minh cũng đang trong giai đoạn thi công sắp hoàn chỉnh; những đường giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chạy qua và giao nhau ở trung tâm thị trấn của huyện, đồng thời là huyết mạch nối liền các tỉnh biên giới miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài hai trục đường chính, Chơn Thành còn có nhiều đường liên xã, hình thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa trong và ngoài huyện.

b/ Điều kiện tự nhiên:

Diện tích tự nhiên của huyện là 38,357.8 ha với tổng dân số 74.158 nhân khẩu với 20.993 hộ. Là huyện trung du, địa hình Chơn Thành thoai thoải, độ cao trung bình từ 50 đến 55m. Vùng đất đỏ bazan ở phía Đông Bắc, vùng tiếp giáp với địa hình đồi núi lượn sóng của huyện Hớn Quản có độ cao 70m. Còn lại là vùng đất xám phát triển trên phù sa cổ có địa hình thấp, độ cao so với mực nước biển khoảng 50m, thấp nhất là 45m. Đất xám chiếm hơn 87% diện tích, đất đỏ 10%, đất dốc tụ và đất sông suối ao hồ chiếm phần còn lại.

Nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở Chơn Thành được cung cấp bởi nguồn nước ngầm và hàng chục dòng suối lớn nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam thuận tiện cho việc sản xuất, canh tác và chăn nuôi.

Chơn Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ với hai mùa mưa và khô rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 2.000 – 3.000 mm/năm. Hướng gió chính là hướng Đông Bắc vào mùa khô và hướng Tây Nam vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình khoảng 26oC, nhưng có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 7 – 9oC. Biên độ chênh lệch này thuận lợi cho việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Xem thêm:  Trụ Sở Shopee Hà Nội Ở Đâu? Có Kho Hàng Hay Siêu Thị Không

2/ Dân tộc, tôn giáo:

Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Chơn Thành gồm 15 dân tộc anh em như: Kinh, STiêng, Khơme, Tàmun, Châu Ro, Hoa… trong có các dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 7,6% dân số.

Trên địa bàn huyện có hơn 30 cơ sở thờ tự, có ba tôn giáo chính là Công giáo (chiếm hơn 10% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 3% dân số), Tin Lành (chiếm khoảng gần 4% dân số). Ngoài ra còn một số ít người theo các tôn giáo khác như Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Hồi …

3/ Chơn Thành qua các thời kỳ lịch sử:

Truyện kể rằng: một lần trong tình thế khó khăn khi chạy đến địa phận Chơn Thành ngày nay, Nguyễn Ánh đã được nhân dân địa phương giúp đỡ lương thực và che chở. Sau này khi lên ngôi, Gia Long nhớ đến và đặt tên cho vùng đất có những người chân tình, thành thật ấy là Chân Thành (đọc trại là Chơn Thành) để ghi ơn cưu mang của người dân nơi đây.

Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chia vùng đất Nam Bộ thành 6 tỉnh (còn gọi miền lục tỉnh); địa bàn Chơn Thành và toàn bộ vùng Đồng Nai, Sông Bé lúc đó thuộc tỉnh Biên Hòa.

Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát Xắc, trong đó khu vực Sài Gòn lại được chia thành các tiểu khu; vùng đất phía Tây và Nam sông Sài Gòn (trong đó có Chơn Thành) thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một (năm 1889, thực dân Pháp đổi tiểu khu Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Dầu Một).

Xem thêm:  10+ Shop bán The Ordinary chính hãng trên Shopee và lazada chị

Đầu thế kỷ XX, vùng đất Chơn Thành nằm trong quận Hớn Quản tỉnh Thủ Dầu Một. Chơn Thành lúc này có 4 làng người Kinh (gồm Tân Lập Phú, Tân Quan, Tân Khai, Tân Thạnh nằm trong tổng Tân Minh do tổng Hiển làm Tổng trưởng) và một số phum, sóc dân tộc thiểu số (nằm trong tổng Lâm Can ở phía Tây do tổng Mé làm Tổng trưởng). Địa giới hành chính này duy trì đến sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và thời kỳ đầu chính quyền Ngô Đình Nhiệm.

Về phía cách mạng, năm 1951, sát nhập hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên, Chơn Thành thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Biên.

Tháng 10-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cho tách một số vùng ở phía Bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa để lập hai tỉnh mới là Bình Long và Phước Long. Tỉnh Bình Long được thành lập theo Sắc lệnh số 143/NV (ngày 22-10-1956) gồm ba quận: An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành. Như vậy, với việc thành lập tỉnh Bình Long, địa danh Chơn Thành xuất hiện với quy mô hành chính cấp quận (tuy nhiên, đến ngày 27-1-1964, quận Chơn Thành mới chính thức được ra đời).

Tháng 10-1961, để phù hợp với tình hình chỉ đạo địa bàn hoạt động tương ứng với phân chia hành chính của chính quyền Sài Gòn, Trung ương Cục miền Nam cho tách Bình Long khỏi tỉnh Thủ Biên để thành lập một tỉnh mới là tỉnh Bình Long gồm 3 quận có phiên hiệu theo số là: C45 – Chơn Thành, C55 – Hớn Quản và C65 – Lộc Ninh.

Ngày 30-1-1971, do yêu cầu chỉ đạo kháng chiến, Trung ương Cục giải thể khu 10, thành lập Phân khu Bình Phước gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long. Cuối năm 1972, lại giải thể Phân khu Bình Phước và thành lập tỉnh Bình Phước. Quận Chơn Thành (C45) thuộc phân khu Bình Phước (từ 1972 là tỉnh Bình Phước), gồm các xã cũ là Hưng Long, Minh Thạnh, Minh Hòa, Nha Bích, Tân Quan, Tân Khai…

Sau ngày giải phóng miền Nam, địa giới hành chính cũ được duy trì. Nhưng đến đầu năm 1977, theo Nghị định 55/CP ký ngày 11-3-1977 về việc hợp nhất 3 quận An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành thành huyện Bình Long. Chơn Thành trở thành một phần của huyện Bình Long, một huyện khá lớn nằm sát biên giới, ở phía Bắc tỉnh Sông Bé.

Xem thêm:  Mua decal dán kính ở đâu?

Tháng 3-1978, theo Nghị định 34/CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 9-2-1978, lại tách thị trấn Lộc Ninh và một số xã phía Bắc sát biên giới để thành lập huyện Lộc Ninh. Huyện Bình Long còn lại (trong đó có Chơn Thành) vẫn là huyện lớn của tỉnh Sông Bé, gồm 19 xã và 02 thị trấn (Chơn Thành và An Lộc).

Đầu năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20-2-2003, về việc thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp thuộc tỉnh Bình Phước. Theo Nghị định này, huyện Chơn Thành mới được thành lập (Lễ công bố ngày 2-5-2003) gồm 7 xã (Minh Long, Minh Thành, Tân Quan, Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng, Minh Hưng) và thị trấn Chơn Thành.

Giữa năm 2005, theo Nghị định số 60/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005 của Chính phủ, huyện Chơn Thành có thêm một xã mới được thành lập là xã Thành Tâm (tách ra từ thị trấn Chơn Thành).

Ngày 10/4/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định số 14/NĐ-CP, huyện Chơn Thành có thêm một xã mới được thành lập là xã Quang Minh (được tách ra từ xã Tân Quan nay thuộc huyện Hớn Quản). Hiện nay, huyện Chơn Thành có 8 xã và 1 thị trấn.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, Chơn Thành từ một vùng đất hoang vu, được khai phá và trở thành nơi có những lớp người đến sinh sống, hình thành cộng đồng xã hội, có những truyền thuyết thấm đượm tình người.

Sự hình thành đơn vị hành chính và những thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ, chứng tỏ Chơn Thành có vị trí quan trọng trong kháng chiến, cũng như trong quá trình thực hiện những chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ an ninh đất nước trong thời kỳ hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.