Call Margin là gì? Cách tính và khi nào bị call margin – TakeProfit

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Call margin la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Call Margin là gì? Thuật ngữ Call Margin trong chứng khoán được hiểu là một thông báo mà sàn giao dịch gửi đến nhà đầu tư để cảnh báo bạn có thể bị thua lỗ hoặc khi toàn bộ lệnh giao dịch của bạn có nguy cơ bị đóng hoặc thanh lý. Call Margin còn được gọi là lệnh ký quỹ, đây là điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn gặp phải. Vậy cụ thể như thế nào là Call Margin, tài khoản lỗ bao nhiêu thì bị call margin, làm cách nào để phòng tránh việc này? Tất cả thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết ngay sau đây, cùng với những kiến thức thiết yếu khác liên quan. Nhà đầu tư hãy cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích giúp cho việc đầu tư hiệu quả hơn nhé!

Call Margin trong chứng khoán là gì?

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về thuật ngữ Margin trước khi đến với khái niệm Margin Call là gì nhé!

Margin là gì?

Margin hay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, là việc nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để giao dịch đầu tư.

Ví dụ: Nếu bạn đang có tài sản là 100 triệu, bạn muốn mua cổ phiếu A và được công ty chứng khoán cho vay 50% để mua cổ phiếu này, khi đó tổng số tiền mà bạn có thể sử dụng để mua cổ phiếu A là 150 triệu.

Lợi ích của nhà đầu tư khi sử dụng dịch vụ Margin là bạn có thể mua được số lượng cổ phiếu lớn hơn so với việc chỉ dùng nguồn vốn tự có. Đây cũng là cách giúp tối ưu hiệu suất đầu tư, bởi dịch vụ margin là công cụ tạo ra cơ hội tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trường hợp thị giá cổ phiếu tăng cao hơn so với lãi suất vay margin mà họ phải trả cho công ty chứng khoán. Tuy nhiên, trường hợp bạn dự báo sai về xu hướng giá của cổ phiếu, việc sử dụng đòn bẩy sẽ làm trầm trọng hơn khoản lỗ mà bạn phải chịu.

Nhà đầu tư cần chú ý đến 4 vấn đề sau khi muốn sử dụng dịch vụ margin: Mã cổ phiếu bạn dự định mua có được cấp margin không; tỷ lệ cho vay margin là bao nhiêu; hạn mức cho vay mà công ty chứng khoán cấp cho mã cổ phiếu đó và cuối cùng là lãi suất vay margin.

Xem thêm:  Cách xem điểm thi THPT Quốc gia 2022 nhanh nhất, chính xác nhất

Tùy thuộc vào cổ phiếu bạn đang nắm giữ cũng như thời điểm và tỷ lệ đòn bẩy với từng mã mà công ty chứng khoán sẽ quyết định số tiền mà nhà đầu tư được vay. Theo Công ty chứng khoán SSI, đối với những mã cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện nay, Ủy ban chứng khoán chỉ cho phép các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay margin theo tỷ lệ 50%. Mặc dù vậy, nhiều công ty vẫn có những hợp đồng cho nhà đầu tư vay với tỷ lệ cao hơn tùy theo khẩu vị rủi ro.

Về lãi suất vay margin thì hiện nay mức lãi suất cho vay dao động từ 9-14% tùy từng công ty chứng khoán cũng như các chương trình khuyến mãi của họ. Nếu như cổ phiếu giảm giá hoặc tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp hơn so với tỷ lệ lãi suất vay margin thì nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ.

Vậy Call Margin là gì?

Margin Call (Lệnh ký quỹ) là một thông báo được gửi từ sàn môi giới đến nhà đầu tư nhằm kêu gọi nạp thêm tiền vào tài khoản chứng khoán để duy trì lệnh đang lỗ nếu không sẽ phải đóng tất cả các lệnh. Mức margin sẽ được quy định cụ thể tùy theo từng sàn giao dịch cũng như loại tài khoản của nhà đầu tư.

Liên quan đến Call Margin trong chứng khoán còn một thuật ngữ nhà đầu tư cần biết đó chính là giải chấp chứng khoán. Thuật ngữ này xuất hiện khi nhà đầu tư bị công ty chứng khoán call margin. Vậy giải chấp là gì?

Nếu sau thời gian T+2 (tức 2 ngày) tính từ thời điểm nhận thông báo mà nhà đầu tư vẫn chưa làm giảm tỷ lệ nợ về mức an toàn thì cổ phiếu trong danh mục của bạn sẽ bị công ty chứng khoán đem ra bán giải chấp (còn gọi là Force Sell).

=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run – làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web

1675278434034

Nhà đầu tư sẽ bị call margin khi nào?

Khi giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư bị giảm quá tỷ lệ an toàn, lúc này công ty chứng khoán sẽ thực hiện thông báo để yêu cầu nhà đầu tư bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu. Đây chính là câu trả lời lý giải cho thắc mắc khi nào bị call margin của các nhà đầu tư.

Xem thêm:  ''Mỹ nhân đẹp nhất Philippines'' Marian Rivera thành CEO và bí

Ví dụ: Nhà đầu tư X muốn mua 2000 cổ phiếu ABC với số tiền là 200 triệu đồng, nhưng X chỉ có 100 triệu đồng tiền vốn, vì vậy X đã ký quỹ margin ở công ty chứng khoán M với tỷ lệ vay là 1:2 và tỷ lệ call margin được quy định là 30%.

Vài tháng sau, cổ phiếu ABC giảm sâu xuống 30%, đồng nghĩa giá trị thực trong tài khoản của nhà đầu tư X chỉ còn 140 triệu đồng và trừ đi khoản ký quỹ 100 triệu là chỉ còn 40 triệu đồng.

Khi đó giá trị thực / tổng tài sản nhỏ hơn mức 30%, vì vậy X sẽ bị công ty chứng khoán M call margin.

Thông thường, hệ thống của công ty sẽ gửi cảnh báo đến nhà đầu tư tự động qua email và tin nhắn, nội dung nêu rõ tình trạng của tài khoản margin đồng thời yêu cầu nhà đầu tư có phương án xử lý hoặc liên hệ lại để công ty tư vấn. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi để giảm mức tiền vay, đồng thời đưa tỷ lệ đòn bẩy về đúng như quy định. Trong thực tế, khi chạm ngưỡng call margin mà nhà đầu tư không bổ sung tài sản đảm bảo kịp thời thì công ty chứng khoán có thể bắt đầu bán bất kỳ chứng khoán nào trong danh mục của nhà đầu tư mà không bắt buộc phải hỏi ý kiến.

Cách tính Call Margin

Trong trường hợp nhà đầu tư bị call margin, dưới đây là công thức tính giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung mà nhà đầu tư cần nắm được:

Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Còn có công thức thứ 2 là:

Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Xem thêm:  Hộp đen máy bay là gì? Tại sao rất quan trọng sau mỗi vụ tai nạn

Lưu ý cho nhà đầu tư để không bị call margin

Call Margin là một điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn gặp phải. Vậy những lưu ý để không bị call margin? Cùng theo dõi ngay sau đây!

Trường hợp nhà đầu tư có nhiều mã trong danh mục, hãy ưu tiên cơ cấu những mã yếu hơn, không có cơ hội phục hồi trước. Việc bán bớt đi những mã yếu sẽ giúp danh mục giải phóng được một phần áp lực bị call margin đồng thời chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động tái cơ cấu danh mục khi thị trường hồi phục.

Tuyệt đối không tiếp tục mua vào bằng margin khi cổ phiếu giảm mạnh: Một số nhà đầu tư thực hiện việc mua thêm cổ phiếu khi chúng giảm mạnh với mục đích để bình quân giá xuống, tuy nhiên việc này làm tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản của nhà đầu tư lên nhiều lần bởi chỉ cần cổ phiếu giảm thêm một chút nữa thôi thì tài khoản sẽ bị call margin nghiêm trọng hơn nữa.

Loại bỏ tâm lý “gỡ” khi thị trường hồi, hãy xem thị trường hồi là cơ hội để cơ cấu lại danh mục. Phần đa nhà đầu tư có tâm lý gỡ gạc bằng chính margin khi thị trường hồi, thậm chí có nhiều nhà đầu tư còn full margin ngay khi vừa bị force sell. Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu như nó là Bẫy tăng điểm (Bull trap) thì nhà đầu tư sẽ phải loay hoay liên tục trong cái vòng xoáy cơ cấu lại danh mục.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về chủ đề call margin trong chứng khoán. Hy vọng bài viết đã giúp nhà đầu tư nắm được call margin là gì, khi nào hiện tượng call margin xảy ra cũng như cách xác định giá trị ký quỹ bổ sung. Việc sử dụng dịch vụ margin giúp nhà đầu tư có cơ hội gia tăng lợi nhuận tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi xu hướng giá của cổ phiếu không như dự đoán. Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng đồng thời chuẩn bị các biện pháp kiểm soát rủi ro khi cần thiết.

=> Xem thêm: Lập kế hoạch giao dịch thực chiến hiệu quả – Tối ưu hóa lợi nhuận trên thị trường

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.