Chia sẻ kinh nghiệm làm phân bón hữu cơ theo phương pháp

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bokashi là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Đây là một phương pháp làm phân bón hữu cơ sinh học cho cây trồng mà Châu mới học được trong thời gian gần đây. Đây là cách khá hay để tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng ở nhà, mà lại còn thân thiện với môi trường nữa.

Hôm nay Châu sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện phương pháp Bokashi ở khu vườn nhỏ nhà Châu nhé!

Bokashi là phương pháp làm phân bón hữu cơ bắt nguồn từ Nhật Bản. Từ “Bokashi” được dịch ra là chất hữu cơ lên men. Nó xuất phát từ phương pháp canh tác của Nhật Bản trong đó nông dân chôn các thực phẩm thừa xuống đất có chứa vi sinh vật để tăng tốc độ phân huỷ của thức ăn. Đến năm 1980 thì người ta mới phát hiện ra cách sử dụng phương pháp này trong nhà, bằng cách sử dụng thùng Bokashi.

bokashi compost
Ảnh- Bokashi Compost Be

Trong thùng Bokashi, bạn có thể sử dụng cám gạo, men ủ, vỏ trấu để làm lớp nền, sau đó bỏ vào bất cứ loại thực phẩm, đồ ăn nào thừa hàng ngày. Những nguyên liệu này sẽ dần lên men trong thùng Bokashi và trở thành phân bón có thể sử dụng cho cây trồng tại nhà.

Ngày xưa Châu đã thử compost tại nhà bằng cách dùng thức ăn, đồ thừa bỏ ủ làm phân bón, nhưng phương pháp này thu hút rất nhiều ruồi, bọ, và gây bốc mùi trong nhà. Khi tìm đọc về phương pháp Bokashi thì Châu chú ý ngay vì Bokashi sử dụng vi khuẩn có lợi để làm lên men các phế thải trong một thùng kín hơi. Nó sẽ làm phân hủy phế thải mà không gây thối rữa hoặc mốc. Như vậy thì bạn có thể dùng thùng Bokashi ngay tại trong bếp, trong vườn nhà… một cách tiện lợi.

Xem thêm:  Quy trình vận hành nồi hơi (vận hành lò hơi) an toàn

Bên cạnh đó, những ưu điểm khác của Bokashi bao gồm:

  • Bokashi giúp chúng ta rút ngắn rất nhiều thời gian để ủ phân bón từ rác thải hữu cơ
  • Thùng Bokashi không gây mùi hôi thối trong nhà
  • Bạn có bỏ hầu hết các thực phẩm, đồ hữu cơ vào thùng Bokashi
  • Thùng Bokashi chiếm ít diện tích nên có thể để tại bếp hoặc góc vườn
  • Sản phẩm phân bón từ phương pháp lên men của Bokashi rất tốt cho cây trồng và còn có thể được sử dụng cho các loại composting khác nhau

Bước đầu tiên đó là mua một chiếc thùng kín hơi ủ phân Bokashi. Châu tìm thì thấy rất nhiều cửa hàng bán online sản phẩm này. Giá cả dao động từ khoảng vài trăm nghìn cho đến một triệu, tuỳ dung tích. Mua một thùng dung tích khoảng 12-15 lít là đủ cho 2-4 tuần lượng phế liệu cho một hộ gia đình trung bình.

bokashi compost
Ảnh- Treehugger

Cách chuẩn bị:

  • Nguyên liệu: 4kg cám gạo; 50ml men vi sinh; 50ml mật đường; 3 lít nước sạch (những nguyên liệu này đều có thể order trên mạng được đấy!)
  • Cách làm: cho mật đường vào nước, khuấy cho tan. Sau đó cho thêm men vi sinh vào lắc đều. Cho từ từ hỗn hợp này vào phần cám gạo để cám ẩm (lấy thử một nắm cám trong lòng bàn tay, thấy nước rịn ra từng giọt là ok). Đây chính là dung dịch vi sinh gọi là Bokashi Bran (cám Bokashi).
  • Trải cám Bokashi thành lớp mỏng vào đáy thùng Bokashi, đậy chặt.
  • Hàng ngày, bạn có thể cho bất cứ loại phế phẩm nhà bếp như rau, củ, quả, vỏ trứng, bã cà phê… vào thùng chứa. Mỗi lớp phế phẩm bạn dàn ra dày khoảng 3-5 cm, sau đó cho thêm 1 lớp cám Bokashi, nén lại rồi đậy chặt thùng. Nhớ là phải đậy rất chặt để phế phẩm lên men nhanh và không bốc mùi nhé!
  • Lặp lại cho đến khi thùng Bokashi đầy. Lúc này nếu bạn mở nắp vòi trên thùng Bokashi sẽ có dung dịch loãng chảy ra. Đây gọi là compost tea. Bạn có thể pha loãng với nước để tưới cây.
  • Sau khoảng 2 tuần bạn mở thùng, sẽ có sản phẩm là phân bón hữu cơ. Bạn có thể trộn với đất trồng cây trong nhà, đảm bảo cây sẽ lớn rất nhanh và khoẻ mạnh!
Xem thêm:  Nến tealight là gì? Công dụng của nến tealight và nên mua ở đâu?

Xem thêm video hướng dẫn ở đây:

  • Nếu đi vắng lâu ngày, cứ để nguyên cho thùng Bokashi lên men. Trước khi đi có thể phun thêm men vi sinh hoặc rắc thêm lớp cám Bokashi lên trên và đậy kín nắp thùng.
  • Những vi sinh vật trong thùng Bokashi không thích nhiệt độ cao, vì vậy cần đặt thùng ở nơi mát mẻ, tối, ví dụ như dưới bồn rửa trong bếp.
  • Tránh cho vào thùng các loại dung dịch (không cho sữa hoặc nước hoa quả), các mẩu xương lớn, rác thải vườn, thức ăn đã bị thối rữa hoặc bị mốc và phân của vật nuôi.
  • Nén rác thải xuống càng chặt càng tốt để làm giảm thiểu lượng không khí ở trong thùng. Có thể dùng vung nồi hoặc đeo bao tay để dùng tay nén trong bước này nha!
  • Để tránh hoàn toàn các mùi khó chịu hoặc hiện tượng mốc xanh trong thùng Bokashi, hãy cố gắng dọn sạch thùng 2 tuần một lần thậm chí ngay cả khi thùng vẫn chưa đầy hẳn.

Chúc cả nhà trở thành những nhà nông dân vui vẻ với phương pháp Bokashi nha!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.