Có mấy loại tuyến nước bọt? – Vinmec

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tuyến nước bọt nằm ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Về chế tiết, tuyến nước bọt ở người được chia làm 3 loại tuyến:

  • Tuyến nước: Tuyến nước bọt mang tai
  • Tuyến hỗn hợp:Tuyến nước bọt dưới hàm
  • Tuyến nhầy: Tuyến nước bọt dưới lưỡi

2.1 Tuyến nước bọt mang tai

Tuyến nước bọt mang taihay còn được gọi là tuyến mang tai, là một trong những tuyến nước bọt chính ở nhiều động vật có vú. Ở người, tuyến nước bọt mang tai nằm ở 2 bên miệng và nằm trước 2 bên tai, đây là 2 tuyến nước bọt có kích thước lớn nhất. Mỗi tuyến nước bọt mang tai sẽ bao bọc xung quanh ngành lên xương hàm và tiết ra nước bọt thông qua ống Stensen, để thuận lợi cho việc nhai, nuốt và quá trình tiêu hóa thức ăn.

Về mặt hình thể ngoài và liên quan, tuyến nước bọt mang taicó 3 mặt, 3 bờ và 2 cực:

  • Mặt ngoài: Mặt ngoài chỉ có da và mạc nông che phủ, trong tổ chức dưới da có các nhánh mặt của thần kinh tai lớn và các hạch bạch huyết nông, mặt này nằm rất nông nên khi bị viêm sưng thì có thể nhận thấy rất rõ.
  • Mặt trước: Mặt trước của tuyến nước bọt mang tai áp vào bờ sau ngành lên của xương hàm dưới, cơ chân bướm, cơ cắn và dây chằng chân bướm hàm. Mặt trước này có liên quan với bó mạch hàm trên và dây thần kinh tai thái dương ở ngang mức khuyết cổ xương hàm dưới.
  • Mặt sau: Mặt sau của tuyến nước bọt mang taicó liên quan với mỏm chũm, giáp với bờ trước cơ ức đòn chũm, mỏm trâm và các cơ trâm, bụng sau cơ hai bụng. Động mạch cảnh ngoài sau khi lách qua khe giữa cơ trâm móng và cơ trâm lưỡi sẽ nằm ép và đào thành rãnh vào mặt sau của tuyến nước bọt mang tai rồi chui vào trong tuyến, tĩnh mạch và động mạch cảnh trong ở trong và sau hơn ngăn cách với tuyến nước bọt mang tai bởi mỏm trâm và các cơ trâm, thần kinh mặt từ lỗ trâm chăm đi xuống cũng chui vào trong tuyến ở phần sau trên của mặt này.
Xem thêm:  Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - Huyện Mê Linh

Các thành phần nằm ở trong tuyến nước bọt mang tai gồm có thần kinh lách giữa các thùy và các mạch máu của tuyến. Phần ống tuyến nước bọt mang tai được tạo nên do sự hợp nhất của 2 ngành chính trong phần trước tuyến thoát ra thoát ra khỏi tuyến ở bờ trước.

2.2 Tuyến nước bọt dưới hàm

Cặp tuyến nước bọt dưới hàm là 2 tuyến nước bọt chính nằm ở sàn miệng, mỗi tuyến nặng khoảng 15g và đóng góp khoảng 67% thể tích nước bọt lúc chưa bị kích thích, khi được kích thích thì % thể tích đóng góp của tuyến nước bọt dưới hàm sẽ bị giảm xuống và đồng thời % đóng góp của tuyến nước bọt mang tai sẽ tăng lên đến 50%.

Tuyến nước bọt dưới hàm là tuyến lớn thứ 2 sau tuyến nước bọt mang tai, nằm trong tam giác dưới hàm ở mặt trong của xương hàm dưới, tuyến nước bọt dưới hàm có 2 phần nông, sâu nối với nhau ở bờ sau cơ hàm nóng và được ngăn cách với tuyến mang tai bởi một vách cân.

Về mặt hình thể ngoài và liên quan, phần nông của tuyến nước bọt dưới hàm chiếm phần lớn tuyến và nằm trong tam giác dưới hàm và có 3 mặt, 2 đầu:

  • Mặt trên ngoài của tuyến nằm áp sát vào mặt trong xương hàm dưới và có động mạch mặt đào thành rãnh ở phần sau trên của mặt này.
  • Mặt dưới ngoài của tuyến được phủ bởi lớp da, tổ chức dưới da và cân cổ nông che phủ.
  • Mặt trong của tuyến nằm áp sát với các cơ vùng trên móng, liên quan tới động mạch mặt ở mặt sâu và dây thần kinh dưới lưỡi của tuyến. Phần sau tuyến nước bọt dưới hàm là một mỏm hình lưới kéo dài ra trước bởi ống tuyến, dưới liên quan với thần kinh dưới lưỡi và hạch dưới hàm.
Xem thêm:  Cách làm dưa món ngâm nước mắm thơm giòn đậm vị đón Tết 2023
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.