Bổ sung hay bổ xung? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bo sung hay bo xung dung chinh ta chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ với rất nhiều phương ngữ khác nhau, chạy dọc theo ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Việc có nhiều phương ngữ dần đến sự phát âm khác nhau ở các vùng và khiến việc sai chính tả khá nhiều. Một trong số những trường hợp cụ thể đó chính là nhiều người không biệt được từ “bổ sung” hay “bổ xung”? Từ nào mới đúng chính tả? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Vậy bổ sung hay bổ xung? Từ nào đúng chính tả?

Trong tiếng Việt, các lỗi chính tả thường mắc tập trung ở các cặp từ đồng âm. Tuy nhiên, đối với cặp từ “bổ sung” và “bổ xung” lại là những trường hợp sai chính tả mặc dù cách phát âm của hai từ hoàn toàn khác nhau.

Muốn biết từ nào đúng chính tả, chúng ta cần tìm đến từ điển tiếng Việt. Theo từ điển tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê thì từ “bổ sung” mới là từ có nghĩa, ngược lại “bổ xung” là từ không nằm trong danh sách từ điển và nó hoàn toàn không có nghĩa. Việc nhầm lẫn giữa hai chữ cái “s” và “x” là do cách đọc không có sự nhấn nhá để đọc đúng chuẩn phụ âm đầu.

Xem thêm:  TOP 14 bài Phân tích 12 câu đầu Trao duyên hay nhất - Download.vn

Như vậy từ đúng chính tả tiếng Việt đó là từ “bổ sung”. Các bạn chú ý nhé!

Ý nghĩa của từ “bổ sung” trong tiếng Việt

Về mặt ngữ nghĩa, “bổ sung” được xem là một động từ có nghĩa cho thêm, cho đầy đủ một thứ gì đó. Từ “sung” trong “bổ sung” có nghĩa là thêm vào, chụm vào. Ví dụ: sung công quỹ (thêm vào quỹ lớn), bổ sung ý kiến, báo cáo bổ sung, bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể,…

Còn về mặt ngữ nghĩa của từ sai “bổ xung”, mặc dù từ “xung” có nghĩa là “toả ra”; ví dụ như: xung phong, xung trận, xung kích, xung khắc,… Nhưng “bổ xung” lại hoàn toàn vô nghĩa, cách viết không đúng khi kết hợp với “bổ”.

Do vậy, từ “bổ sung” là từ viết đúng và hoàn thiện về nghĩa nhiều nhất.

Lỗi chính tả “x – s” giữa hai từ “bổ sung” hay “bổ xung”

Nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn giữa “bổ sung” và “bổ xung” thường xuyên xảy ra ở người dân Bắc Bộ, vì những người ở phương ngữ này khi nói không phân biệt âm “s” và âm “x” trong khi phát âm. Họ phát âm đồng nhất “x và s”, có nghĩa là cả hai chữ này đều đọc thành “x”.

Người miền Bắc không có sự phân biệt x/s trong giao tiếp hằng ngày. Các âm đầu “s/x” đều phát âm giống nhau, chúng được phát âm với đầu lưỡi bẹt. Bởi vậy, người ta thường đọc là “bổ xung” hơn là “bổ sung”. Theo các nhà ngôn ngữ học, âm “s” thuộc nhóm 3 phụ âm quặt lưỡi “r,s,tr” rất khó phát âm đối với người Bắc Bộ. Chẳng hạn như “r” đọc thành “d,gi” (râu -> dâu/giâu), “tr” đọc thành “ch” (trâu -> châu) thì “s” lại bị nhầm với “x” (sung -> xung). Cũng chính vì điều này đã hình thành thói quen phát âm sai dẫn đến việc ghi chính ta cũng sai theo.

Xem thêm:  Top 10 mẫu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy siêu hay - Hoatieu.vn

Một vài ví dụ về từ “bổ sung” được sử dụng trong câu văn

Những cách tránh được việc viết sai chính tả “bổ sung” thành “bổ xung”

Làm thế nào để khắc phục việc sai chính tả từ “bổ sung” thành “bổ xung”? Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn.

1. Tập trung khi viết

Tập trung là điều quan trọng khi bạn làm việc, học tập. Nếu bạn thường xuyên sai chính tả hoặc không nhớ cách viết đúng như thế nào, việc tập trung ghi nhớ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

2. Thường xuyên luyện tập và phát âm chuẩn

“Bổ sung” hay “bổ xung” hoàn toàn có thể viết đúng nếu bạn chú ý mỗi khi viết chữ, đánh văn bản. Đồng thời khi nghe về từ “bổ sung” bạn hãy nghĩ tới ý nghĩa là “thêm vào” để luận ra cách viết đúng. Ngoài ra, bạn có thể ghi từ “bổ sung” hay các từ khác thường xuyên sai chính tả vào tờ giấy ghi chú, để tại chỗ dễ nhìn để nhắc nhớ mỗi ngày về cách viết đúng.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết “bổ sung” hay “bổ xung” từ nào là đúng chính tả. Viết đúng, sử dụng từ tiếng Việt là một trong những cách giúp chúng ta thêm yêu tiếng mẹ đẻ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời không làm người khác khó chịu khi đọc bài viết của bạn.

Xem thêm:  Top 8 bài phân tích Cảnh ngày hè hay nhất - Hoatieu.vn

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc về lỗi chính tả cảm ơn hay cám ơn
  • Phân biệt lỗi chính tả “sai sót” hay “sai xót” là đúng
Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.