Tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Ton su trong dao la gi chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?

Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt văn hóa tốt đẹp được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Tôn sư trọng đạo là truyền thống đạo đức nổi bật và hình thành sớm. Tuy nhiên không phải ai cũng đưa ra được khái niệm hoàn chỉnh của tôn sư trọng đạo là gì? Bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về truyền thống đạo đức này.

Tôn sư trọng đạo
Tìm hiểu về tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó:

  • Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người đang làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là với những người thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, các bạn cũng cần phải coi trọng những điều mà thầy cô đã dạy và làm theo những đạo lý đó.
  • Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời mà thầy cô đã dạy về đạo lý làm người.

Tôn sư trọng đạo được thể hiện rõ nhất thông qua hành động, lời nói, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Vậy nên khi nhìn tác phong nói chuyện là các bạn có thể nhìn rõ được đạo đức này trong mỗi người.

Xem thêm:  Ngày 19/8 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày 19/8

Biểu hiện của đạo đức tôn sư trọng đạo

Sau khi tìm hiểu rõ tôn sư trọng đạo là gì ở bên trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về biểu hiện của đạo đức này ở dưới đây.

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là gì gdcd 7?

Có thái độ và hành động làm vui lòng thầy cô

Tôn sư trọng đạo chính là đạo đức cần thiết có đối với tất cả mọi người. Chúng ta cần yêu thương và kính trọng các thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Bên cạnh đó, cũng cần phải lễ phép khi giao tiếp, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hoặc có các hành vi, cử chỉ không đúng chuẩn mực với thầy cô. Đồng thời, các bạn cũng phải luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ những lời thầy cô dạy để trở thành người có ích cho xã hội. Đặc biệt là các em học sinh, sinh viên cần phải chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt được kết quả cao trong học tập.

Có hành động đền ơn đáp nghĩa với sự dạy dỗ của thầy cô.

Ở Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày để tôn vinh công lao dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo. Đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng của mình đối với thầy cô giáo đã dạy mình. Vào ngày này, các em học sinh và sinh viên trên khắp cả nước lại nô nức mua những bó hoa, quyển sổ, cái bút,.. để dành tặng cho thầy cô.

Xã hội có sự quan tâm đến các nhà giáo

Bên cạnh những biểu hiện bên trên, tôn sư trọng đạo còn được thể hiện rõ nhất thông qua sự quan tâm của xã hội đối với các nhà giáo. Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hầu hết mọi người luôn dành tình cảm kính mến và tôn trọng đối với các giáo viên. Sự quan tâm đối với nền giáo dục, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên sẽ giúp cho các học sinh phát triển tốt.

Xem thêm:  Khắc phục lỗi Zoom không nghe được trên điện thoại ngay lập tức

Đặc biệt, Nhà nước còn luôn có sự quan đặc biệt đối với các nhà giáo thông qua những chính sách như tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp. Đồng thời, còn tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện.

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo là phẩm chất đạo đức rất được coi trọng, nhằm đền đáp công lao to lớn của những người thầy thầm lặng đã truyền đạt kiến thức để giáo dục con người. Người xưa thường dạy “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, tức là một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy. Như vậy, vai trò của người thầy đã sớm được ghi nhận trong xã hội từ rất lâu về trước.

Tôn sư trọng đạo là gì lớp 7
Tôn sư trọng đạo lớp 7 là gì?

Sinh thời, thủ tướng Phạm Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Khác với các nghề khác, thành phẩm của giáo dục và công lao của người thầy chính là tạo ra những người tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, kho tàng ca dao tục ngữ của Việt Nam cũng có rất nhiều câu nói về công lao của người thầy, chẳng hạn như:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn sư trọng là truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục, Nhà nước ta xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều chính sách phát triển với lĩnh vực giáo dục được đưa ra nhằm mang đến một thế hệ mới có tri thức cao. Không chỉ vậy, Nhà nước còn lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn toàn dân để tôn vinh các nhà giáo của Việt Nam.

Xem thêm:  Lịch tiêm vắc - xin cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi - Vinmec

Tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa giúp cho con người sống có nhân nghĩa và thủy chung. Đồng thời, việc coi trọng đạo lý làm người giúp cho chúng ta có khả năng tiến xa hơn trong học tập và gặt hái được thành công lớn trong sự nghiệp.

Như vậy, việc rèn luyện đạo đức tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa rất lớn để hoàn thiện bản thân. Đây chính là cơ sở quan trọng để con người có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về truyền thống đạo đức tôn sư trọng đạo. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn và nỗ lực phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, giúp ích cho xã hội.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.