Cách sơ cứu và chữa trị khi bị ong đốt nhanh hết sưng tại nhà hiệu

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bị ong đốt nên làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Ảnh minh họa

Đa số trường hợp bị ong đốt đều nhẹ vì số lượng vết đốt ít, loại ong có độc tính thấp và chỉ cần vài mẹo chữa trị vết ong đốt tại chỗ là vết đốt sẽ không ảnh hưởng tới nạn nhân. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn khi không hiếm trường hợp bị ong đốt nhiều vết, loài ong đốt có độc tố cao, không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, có thể tử vong, nhất là đối với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa hoặc dị ứng với chất độc của loại ong đốt.

Vậy bị ong đốt thì xử lý như thế nào? Các bạn tham khảo bài viết sau để biết cách sơ cứu cũng như cách xử trí khi bị ong đốt tại nhà hiệu quả.

Cách sơ cứu khi bị ong đốt

  1. Phải phản ứng thật nhanh

    Nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn, vì vậy nên nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.

    Sau đó, đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.

  • Lấy kim ra

    Khi bị ong mật chích (vì chúng ta thường gặp loại ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt, tránh để còn lại ngòi bên trong vết đốt, nó sẽ làm vết đốt phù nề và lâu khỏi hơn.

    Để lấy kim ra, bạn có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay khều nhẹ theo chiều kim là có thể kéo ra.

    Lưu ý: tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

  • Sát trùng vết chích

    Ong cũng như ruồi, thường bay lang thang và đậu lại trên nhiều nơi. Không có gì bảo đảm rằng vi khuẩn gây bệnh sẽ không bám vào thân ong. Vì thế, sau khi lấy kim ra, bạn rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng.

    Để giảm sưng đến mức tối thiểu và giúp vết thương mau lành, sau khi rửa sạch những chỗ có vết chích, bạn phải tiếp tục đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Đá cũng có tác dụng chống viêm, sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau. Chú ý: bạn không nên đắp đá trực tiếp lên vết đốt.

  1. Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố.

  2. Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Xem thêm:  5 cách nấu gà ác vừa ngon vừa tẩm bổ cho cả gia đình

Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn như trường hợp bị ong đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt) với các biểu hiện khó chịu như: đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, tiểu ít, vàng mắt, vàng da.

Bệnh nhân khó thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.

Cách chữa ong đốt hiệu quả nhất

Một số người sau khi bị ong đốt lấy ruột ong bôi lên vết ong đốt hi vọng giảm đau và sưng vết ong đốt, tuy nhiên phương pháp này chỉ làm vết ong đốt giảm cảm giác đau rát. Sau đây là một số mẹo chữa trị vết ong đốt tại chỗ cực hiệu quả bạn nên biết:

– Dùng vôi tôi bôi vào vết thương. Ngoài ra có thể sử dụng muối pha trong nước nóng, sau đó lấy khăn nhúng vào nước muối nóng đắp lên vết thương, chỉ sau một lúc sẽ bớt cảm giác đau nhức.

– Vắt lấy một ít sữa mẹ (người mẹ đang nuôi con bú), bôi vào vết đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.

Xem thêm:  Ren dùng để làm gì? Các chi tiết và kết cấu của ren - Bulong Comat

– 30g lá hẹ hoặc 30g hạ khô thảo tươi hoặc lá bán hạ tươi, hoặc 50 – 100g lá bầu ta, hoặc 30 – 50g lá đậu ván trắng hoặc lá bạc hà tươi giã nát đắp vào chỗ bị ong đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.

– 1 củ khoai sọ sống, cắt miếng xát vào vết đốt giúp giảm đau.

– 1 đóa hoa tươi (bất kể là hoa gì), lấy xát vào chỗ bị đốt giúp giảm sưng ngay.

– lá cúc vò nát, xát vào vết đốt mỗi ngày 5 – 7 lần.

– Lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.

– Lấy mật ong, vài lát hành tươi hoặc vài lát khoai tây mỏng xát vào vết đốt giúp giảm đau cho vết đốt.

– 15g lá phù dung tươi, thêm vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.

– Chặt vát cành, nhánh tươi cây sứ cùi một góc xéo 45 độ, vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.

Bạn có thể bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.

Bạn lưu ý vết sưng do ong đốt có thể mất vài ngày để hết sưng và ngứa, không nên gãi chỗ bị ngứa và nó có thể làm vết đốt ngứa thêm và tổn thương vết đốt./.

Xem thêm:  Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì?

Bùi Thành (t/h)

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.