Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp giảm nhanh các triệu

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Bị ngộ độc thức ăn nên làm gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách xử lý và điều trị. Vậy có những cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà nào có thể áp dụng và đem lại hiệu quả tốt nhất. Làm thế nào để phòng chống ngộ độc thực phẩm? Cùng xem ngay bài viết sau đây nếu bạn muốn tìm cho mình câu trả lời hữu ích nhất nhé!

07/10/2022 | Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bố mẹ cần biết!17/03/2022 | ​Nhận biết, xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp và cách phòng chống ngộ độc16/11/2021 | Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm khác gì với kiểu đau bụng khác?

1. Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Trước khi tìm hiểu về cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu các thông tin về các biểu hiện của người bệnh khi bị ngộ độc thực phẩm trước nhé!

Theo các chuyên gia, các triệu chứng ngộ độc mà người bệnh thường gặp bao gồm nôn mửa, mệt mỏi, đau bụng đi ngoài, hoa mắt, chóng mặt,…

Thông thường, các biểu hiện ngộ độc sẽ có xu hướng thuyên giảm hoặc tự khỏi sau 48 giờ. Tuy nhiên, trong các trường hợp khi xuất hiện những triệu chứng sau, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế, gồm có:

  • Người bệnh có biểu hiện bị mất nước nhiều như tiêu chảy không cầm, môi khô, chóng mặt, mắt nhìn mờ, mắt trũng,…

  • Có dấu hiệu tụt huyết áp, nhịp tim loạn.

  • Khó thở.

  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.

  • Tiểu ít.

Ngộ độc thực phẩm cấp tính khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt

Xem thêm:  Phương pháp tiêu chuẩn 5s trong quản lý chất lượng nhân sự

2. Cách sơ cứu, xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà theo

Sau khi thực hiện các phương pháp sơ cứu, xử lý cho người bị ngộ độc thực phẩm cũng như xác định được nguyên nhân gây ngộ độc, bạn có thể tiến hành thực hiện các cách sơ cứu và xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà cho chính bản thân và người thân như sau:

Cho người bệnh nghỉ ngơi

Cho người bệnh nghỉ ngơi là cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà đơn giản nhất mà bạn nên thực hiện. Bởi khi ngộ độc, cơ thể có xu hướng trở nên mệt mỏi và yếu sức hơn. Do đó, việc nghỉ ngơi sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Uống nhiều nước hoặc oresol

Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp nhanh chóng đẩy các chất gây độc ra khỏi cơ thể chính là cho người bệnh uống nhiều nước. Bên cạnh đó nên cho người bệnh uống oresol để bù điện giải. Có thể sử dụng canh hoặc súp để người bệnh dễ ăn và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bị ngộ độc nên uống nhiều nước để đẩy nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể

Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh hay Probiotic có tác dụng hiệu quả với việc cải thiện và tăng cường cho hệ miễn dịch và đường ruột. Do đó, để giảm thiểu tình trạng đau bụng, kích thích đường ruột và làm cân bằng hệ vi khuẩn sau ngộ độc, người bệnh có thể sử dụng men tiêu hóa ngay tại nhà.

Sử dụng trà bạc hà

Một cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm khác tại nhà mà bạn có thể tham khảo chính là sử dụng trà bạc hà. Người bị ngộ độc sử dụng trà bạc hà có thể giúp giảm các cơn buồn nôn, ói mửa, dịu dạ dày đồng thời giúp bổ sung nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống trà mật ong hoặc nước gừng ấm để làm giảm các cơn đau bụng.

Xem thêm:  Quản lý thời gian: Kỹ năng & phương pháp để làm việc hiệu quả

Trong trường hợp người bệnh nôn mửa không ngừng, cần nhanh chóng đưa tới các trung tâm y tế để được hỗ trợ.

Ăn thực phẩm nhạt vị

Để chữa trị và khắc phục ngộ độc thực phẩm tại nhà, tốt nhất người bệnh nên sử dụng các thức ăn nhạt, ít chất béo, lỏng và ít chất xơ. Điều này sẽ làm giảm các cơn buồn nôn cũng như tăng khả năng thực phẩm được “giữ” lại trong cơ thể.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh nên sử dụng với các thực phẩm như

  • Chuối.

  • Lòng trắng trứng.

  • Bột yến mạch.

  • Khoai tây.

  • Giấm táo.

Chuối là thực phẩm được khuyên dùng với người bị ngộ độc thực phẩm

Chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà bằng phương pháp dân gian

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cũng có thể thực hiện một số cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu như:

  • Nhai từ 2 – 3 tép tỏi tươi vì trong tỏi có tính kháng sinh tự nhiên có hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau bụng và ngăn ngừa tiêu chảy.

  • Uống từ 2 – 3 cốc nước chanh ấm có thể giúp bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng, làm dịu dạ dày và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Uống nước ấm pha với giấm táo có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây hại và làm giảm các triệu chứng ngộ độc hiệu quả.

3. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai, do đó, chúng ta không nên chủ quan và cần chủ động thực hiện các phương pháp phòng tránh như sau:

  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống, không bị dập nát, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo.

  • Tuyệt đối không được sử dụng đồ ăn đã quá hạn sử dụng, đồ ăn có mùi hoặc dấu hiệu ôi thiu.

  • Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh và cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm này để chế biến. Bởi các vi khuẩn gây hại hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển ngay cả trong điều kiện bảo quản của tủ lạnh.

  • Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong quá trình nấu nướng. Ví dụ như không sử dụng chung thớt thái đồ ăn sống và đồ ăn chín, rửa sạch các dụng cụ nấu nướng,…

  • Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Đặc biệt là với mẹ bầu đang trong thai kỳ hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Xem thêm:  Quần Lọt Khe Nữ để Làm Gì? TOP Brand Quần Lọt Khe Uy Tín

Sử dụng thực phẩm tươi, sạch có nguồn gốc rõ ràng là cách phòng cách ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất

Với các tình trạng ngộ độc thực phẩm nhẹ hoặc xảy ra với người có sức khỏe tốt có thể áp dụng các cách chữa ngộ độc tại nhà để điều trị. Tuy nhiên, với các tình trạng ngộ độc với các biểu hiện nghiêm trọng hoặc với các đối tượng là người già trên 65 tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, mẹ bầu,… cần nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

Sau điều trị ngộ độc thực phẩm từ 3 – 4 ngày, người bệnh đã có thể hồi phục lại sức khỏe và bắt đầu học tập hay làm việc. Hy vọng với những chia sẻ về cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà mà MEDLATEC gợi ý có thể giúp ích cho bạn hơn trong chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Quý khách hàng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của MEDLATEC để cập nhập thêm những kiến thức hữu ích nhất về sức khỏe nhé!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.