Cách xin con nuôi ở bệnh viện? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi?

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Xin con nuôi ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hiện nay, việc nhận con nuôi ở nước ta ngày càng phổ biến, với nhiều mục đích khác nhau nhưng đa số là xuất phát từ lòng thương, muốn cưu mang,… Do đó, việc xác lập quan hệ con nuôi có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau ở mỗi hoàn cảnh nhất định. Trong thực tế, việc xác lập quan hệ con nuôi dưa trên hai hình thức: xác lập quan hệ con nuôi về mặt xã hội và xác lập quan hệ con nuôi về mặt pháp lý. Vậy việc xác lập quan hệ con nuôi về mặt pháp lý về cách xin con nuôi ở bệnh viện? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi? Hy vọng bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

Luật nuôi con nuôi 2010.

1. Nuôi con nuôi là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 thì “nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”.

Ngoài ra, về mặt xã hội, việc nhận một người làm con nuôi nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của các bên, nó xuất phát từ tâm, giúp đỡ những trẻ em bị bỏ rơi, có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt hơn.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang Tiếng Anh:

Nuôi con nuôi được dịch sang Tiếng Anh như sau: Adoption.

Khái niệm về nuôi con nuôi được dịch sang Tiếng Anh như sau: Adoption is establishing a parent-child relationship between the adopter and the adopted person.

3. Cách xin con nuôi ở bệnh viện:

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người nhận nuôi con nuôi phải có đủ điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Ngoài ra, những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; hay chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em thì không được nhận con nuôi con nuôi.

Như vậy, nếu thỏa mãn đủ các điều kiện trên thì có thể được nhận nuôi con nuôi tại bệnh viện và người được nhận nuôi con nuôi cần phải có đủ điều kiện sau (Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010):

– Trẻ em dưới 16 tuổi

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Xem thêm:  Giải Tự nhiên xã hội VNEN lớp 4 Bài 17: Không khí có ở đâu và có

Do đó, trong những trường hợp nêu trên thì hoàn toàn có thể đến bệnh viện để nhận trẻ em về làm con nuôi. Sau khi có được sự đồng ý bằng văn bản của Giám Đốc bệnh viện thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã đối với con nuôi trong nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 về Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi:

“Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.”

4. Nhận nuôi con nuôi trong nước:

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật nuôi con nuôi 2010.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

– Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

Xem thêm:  Thạch tín là gì? Hiểm họa khi dùng nước nhiễm asen không ngờ

– Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

– Phiếu lý lịch tự pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi 2010.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi nước ngoài gồm có:

– Các giấy tờ, tài liệu theo quy định pháp luật;

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

– Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật nuôi con nuôi 2010 nhưng không thành.

5. Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi?

Hiện nay, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thông thường, trẻ em được nhận nuôi là những trẻ em bị bỏ, trẻ em mồ côi hoặc là có hoàn cảnh khó khăn, …

Song, khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân xã nơi phát hiện trẻ có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định Điều 15 Luật nuôi con nuôi 2010.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.

Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp và trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.

Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

6. Thủ tục nhận nuôi con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi:

Điều kiện nhận nuôi con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi cũng tương tự như thủ tục nhận nuôi con nuôi thông thường.

Các bước thực hiện việc nhận con nuôi như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ

– Với người nhận con nuôi thì phải chuẩn bị: Đơn xin nhận con nuôi, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp… (Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010)

– Với người con nuôi: Ngoài những giấy tờ như giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, ảnh toàn thân… thì trẻ bị bỏ rơi cần phải có Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. (Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010)

  • Nộp hồ sơ:
Xem thêm:  Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH là trường gì, ở quận mấy?

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi.

  • Xác minh lý lịch, xem xét:

Sau khi nhận được hồ sơ, Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu đủ điều kiện thì Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận và tổ chức giao nhận con nuôi.

Trường hợp, sau khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi ở nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Cục Con nuôi văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi. (Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi).

Nếu sau khi xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ thì phải liên hệ với cha mẹ đẻ để lấy ý kiến của họ trước khi xác nhận trẻ có đủ điều kiện làm con nuôi. Nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi và nêu rõ lý do.

Sau khi thực hiện xong việc đăng ký nuôi con nuôi thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi.

Có thể thấy, việc xin con nuôi tại bệnh viện hoặc nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi không còn xa lạ với chúng ta. Đây là hành động vô cùng nhân văn và ý nghĩa để những trẻ em không có cha, mẹ có thể có được một gia đình hoàn chỉnh như bao đứa trẻ khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Cách xin con nuôi ở bệnh viên? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi? Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số hotline để được hỗ trợ và tư vấn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.