Giới thiệu khái quát thành phố Vị Thanh – Tỉnh Hậu Giang

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Vị thanh ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang và nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính:

– Phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang)- Phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang)- Phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang)- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang)

Thành phố nằm trên các trục tuyến giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, và với đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ. Với vai trò là đô thị trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm ở giữa tứ giác tăng trưởng Cần Thơ – Cà Mau – Kiên Giang – An Giang.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – THIÊN NHIÊN

1. Địa hình, địa mạo

Khu vực nội thị của thành phố có địa hình khá bằng phẳng đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm ba vùng như sau:

+ Vùng triều: Là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

+ Vùng úng triều: Tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.

+ Vùng úng: Nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.

Xem thêm:  Theo quy định hiện hành thì chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?

Có hai trục giao thông chính là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; hai trục giao thông đường thủy quốc gia là kênh Xáng Xà No, kênh Quản lộ – Phụng Hiệp.

2. Khí hậu

Thành phố Vị Thanh nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 27 độ C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 với 35 độ C và thấp nhất là tháng 12 với 20,30. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92-97% lượng mưa cả năm, lượng mưa thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 là 250,1 mm. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%), giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.

3. Thủy văn

Thành phố Vị Thanh có một hệ thông sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của thành phố Vị Thanh vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều của biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.

4. Địa chất

Do vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy lịch sử địa chất của thành phố cũng mang tính chất chung của lịch sử địa chất của đồng bằng sông Cửu Long. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thành phố nằm trong vùng trũng đồng bằng sông Cửu Long, xung quanh là các khối nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Xem thêm:  Đóng thuế đất ở đâu? Cách đóng thuế đất online năm 2023 - Invert.vn

Nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh Hậu Giang nói chung và thành phố Vị Thanh nói riêng có một quá trình hình thành phát triển lâu dài với sự thay đổi liên tục về phạm vi, diện mạo cũng như tên gọi. Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên Gia Định phủ. Từ thế kỉ XVI, XVII và đến cuối thế kỉ XVIII cùng với các đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, Mạc Cửu đến lập nghiệp, dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn đã được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, đã quy tụ cư dân góp công sức phát triển miền đất mới.

Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm: Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mặc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đến thời điểm này, một phần lớn vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang hôm nay mới thật sự chuyển mình. Trước năm 1897, khu vực huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) mới chỉ có 2 tổng, không tới 10 thôn thì đến năm 1939, riêng quận Long Mỹ có đến 3 tổng, 12 làng. Như vậy, vùng đất xưa chủ yếu là quận Long Mỹ (tỉnh Rạch Giá) và quận Phụng Hiệp (tỉnh Cần Thơ), địa giới hành chính vẫn còn giữ cho đến suốt thời kỳ chống Pháp.

Sau hiệp định Geneve 1954 vùng đất Long Mỹ – Phụng Hiệp lại có nhiều thay đổi: vào năm 1960, quận Long Mỹ tách ra và thành lập một quận mới là Đức Long. Hai quận đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh, bao gồm các xã: Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Hỏa Lựu, Vị Đức, Hòa An (về sau bổ sung thêm một xã từ quận Giồng Riềng là Ngọc Hòa). Quận Đức Long đóng tại xã Hỏa Lựu, năm 1963 dời về xã Vị Thủy (chân cầu Nàng Mau), quá trình lập quận mới Đức Long, chính quyền Ngô Đình Diệm xây hai khu trù mật: Vị Thanh – Hỏa Lựu, khánh thành ngày 01/3/1961.

Xem thêm:  Trẻ có cần uống bổ sung vitamin A không? - VNVC

Với ý đồ ngăn chặn lực lượng cách mạng từ cửa ngõ U Minh, xiết chặt việc kiểm soát dân chúng, bảo vệ Cần Thơ và vùng 4 chiến thuật, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh ngày 21/12/1961 thành lập đô thị của tỉnh Chương Thiện. Tỉnh Chương Thiện bao gồm 5 quận: Long Mỹ, Đức Long, Kiến Hưng (huyện Gò Quao, Kiên Giang ngày nay), quận Kiến Thiện (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu ngày nay), quận Kiến Long (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang ngày nay).

Sau ngày giải phóng, địa giới hành chính vùng đất Long Mỹ – Vị Thanh có sự điều chỉnh: lúc đầu thành phố Vị Thanh trực thuộc tỉnh Hậu Giang cũ (1975 – 1977). Đến 01/01/1978, Vị Thanh được ghép với huyện Long Mỹ thành huyện Long Mỹ. Ngày 15/02/1983, huyện Long Mỹ tách ra thành hai huyện: Vị Thanh và Long Mỹ. Ngày 01/7/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Vị Thanh và đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy, tất cả đều thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Đến ngày 23/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP thành lập thành thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang./.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.