Tư liệu hiện vật là gì? Giới thiệu các loại tư liệu hiện vật – Akina Bridal

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tư liệu hiện vật là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tư liệu hiện vật là gì? Tư liệu hiện vật bao gồm các loại nào cùng có ý nghĩa ra sao trong lịch sử? Cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa và các ví dụ của tư liệu hiện vật nhé.

Tư liệu hiện vật là gì lớp 6? Ví dụ về tư liệu hiện vật

Tư liệu hiện vật là những tư liệu, bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử xa xưa của ông cha. Tư liệu hiện vật có thể là các dấu tích vật chất của người xưa như công trình kiến trúc, nông cụ, công cụ, đồ dùng trong cuộc sống hằng ngày, các tác phẩm nghệ thuật bằng gốm, sứ hay tre, gỗ,…

Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng rõ ràng nhất giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử xa xưa mà nó còn là mình chứng giúp chúng ta kiểm tra được mức độ thật giả của các tư liệu viết. Một số ví dụ tiêu biểu về tư liệu hiện vật:

  • Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG: BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
  • Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ): Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ) làm từ vỏ cây sui để mặc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Trống đồng Cảnh Thịnh – tiếng vọng ngàn năm: Thời Tây Sơn (1778 – 1802) gắn liền với tên tuổi vị anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Sau chiến thắng Kỷ Dậu 1789 đại phá quân Thanh, hoàng đế Quang Trung đã tập trung phục hồi đất nước, ổn định xã hội và ra sức phát triển văn hóa dân tộc.
  • Vở học bằng mo tre: Vở học bằng mo tre của học sinh trường Hàn Thuyên(Bắc Ninh) trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Tìm hiểu về các loại gạch in chữ đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Gạch in chữ là một trong những vật liệu kiến trúc phát hiện khá phổ biến ở các di tích như: thành Hoa Lư (Ninh Bình), thành Thăng Long (Hà Nội), thành Nhà Hồ (Thanh Hóa)… Gạch hình chữ nhật, hình vuông; màu đỏ tươi, đỏ vàng hoặc vàng xám…
Xem thêm:  Fix là gì? Fix giá là gì? Fix trong mua bán có ý nghĩa gì? - Coolmate

Tư liệu gốc là gì?

Tư liệu gốc là những tư liệu có liên quan trực tiếp đến các sự kiện trong lịch sử. Những tư liệu này được sinh ra vào đúng thời điểm đã diễn ra sự kiện và là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Tư liệu gốc cũng được coi là nguồn tư liệu xác thực, đáng tin nhất để tham khảo, so sánh và xác thực các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

Vậy nhưng, trong thời điểm hiện tại cũng có khá nhiều mối lo về tư liệu gốc khiến chúng ta phải suy ngẫm đó là có một bộ phận không nhỏ các nghiên cứu viên không thể phân biệt được tư liệu gốc. Hay nói cách khác, họ không thấy cần thiết phải tiếp cận hoặc sử dụng các tư liệu gốc cho nghiên cứu của mình.

Tại một hội thảo khoa học của các nhà nghiên cứu trẻ ở Viện Khoa học Xã hội nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, anh Quang Hà (công tác tại Trung tâm Hoàng Thành) đề cập việc nghiên cứu lịch sử thời Lý Trần rất khó khăn bởi tư liệu hiện nay còn lại quá ít. Ngay lập tức một vị tiến sĩ tại Viện phản biện rằng: “Nói như vậy là không xác đáng, bởi tính cho đến thời điểm này đã có không biết bao nhiêu sách vở, công trình nghiên cứu về thời đại Lý Trần được xuất bản”.

Nghe lời giải thích ấy, chúng tôi giật mình hiểu ra rằng có một việc vô cùng nguy hiểm đang diễn ra bấy lâu nay trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam. Đó là có một bộ phận không nhỏ các nghiên cứu viên không phân biệt được tư liệu gốc (original text) với tư liệu thứ cấp và tài liệu tham khảo. Hay nói cách khác, họ không thấy cần thiết phải tiếp cận hoặc sử dụng các tư liệu gốc cho nghiên cứu của mình. Có thể kiểm chứng thực trạng đó qua không ít bài viết được gọi là nghiên cứu đăng trên các tạp chí nhưng hóa ra chỉ là sản phẩm của việc người này trích dẫn lại người nọ. Đọc những bài viết ấy, người ta không thấy tư liệu mới, kết luận mới, nhận thức mới, mà chỉ thấy những lời văn mới được biên tập lại từ những bài văn cũ. Hiện trạng này có thể dẫn đến việc lơ là trong nghiên cứu học thuật. Làm ra các chứng từ lịch sử bị sai lệch, không sát với thực tế lịch sử nước ta. Vậy mới thấy được tầm quan trọng của những tư liệu gốc trong việc nghiên cứu, so sánh các sự kiện lịch sử.

Xem thêm:  5 câu kể về một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi

Ví dụ về tư liệu gốc: Bản thảo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM ngày 19-12-1946 là minh chứng cho sự kiện lịch sử bác Hồ kêu gọi toàn quốc đứng lên kháng chiến trong lịch sử.

Tư liệu truyền miệng là gì? Ví dụ về tư liệu truyền miệng

Tư liệu truyền miệng là những tư liệu văn hoá được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Cách truyền bá các tư liệu truyền miệng cũng là một trong những văn hoá truyền thống của nước ta từ xa xưa đến nay. Khi chưa có chữ viết hay các phương tiện lưu trữ thông tin khác thì truyền miệng chính là cách thông dụng nhất để lưu lại lịch sử, những câu chuyện của người đi trước.

Một số ví dụ đặc trưng của tư liệu truyền miệng:

  • Những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích kể về cây đa, bến nước, một ngôi chùa, sự hình thành một sự vật, hiện tượng nào đó… VD: Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh – Thủy Tinh,…
  • Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội, có công đối với quê hương, đất nước,… VD: Thần đồng đất Việt, Thánh Gióng,…

Tư liệu chữ viết là gì? Ví dụ về tư liệu chữ viết

Tư liệu chữ viết được hiểu đơn giản là những thông tin về lịch sử đã được ghi chép lại thông qua chữ viết. Tư liệu chữ viết chính là những tư liệu tốt nhất nhằm phản ánh văn hoá, tình trạng, lịch sử của một thời kỳ. Tư liệu chữ viết được lưu trữ lại trên rất nhiều đồ vật khác nhau từ sách, vở, thẻ tre, cột gỗ hay bia đá,…

Khi hệ thống chữ viết chưa được hoàn thiện thì con người đã ghi chép lại lịch sử bằng hệ thống ký tự. Những ký tự này bắt nguồn từ các tập quán cổ xưa của các hệ thống biểu tượng. Tuy được sử dụng để ghi chép, đọc nhưng nó lại không được xem là hệ thống chữ viết. Bởi vì có nhiều đặc điểm liên hệ với hệ thống chữ viết sau này mà nó còn được coi là hệ thống tiền ký tự. Những tư liệu ký tự này thường được ghi chép lại trên các phiến đá, khúc gỗ và là các hình ảnh khá dễ nhớ, đơn giản. Tuy chưa hoàn chỉnh những tư liệu này cũng được sử dụng để truyền đạt những thông tin nhất định.

Xem thêm:  Công Phượng từ chối dự AFF Cup 2022 cùng ĐT Việt Nam? - DanViet

Hệ thống ký tự này thường xuất hiện ở đầu thời kỳ đồ đá mới vào khoảng thiên niên kỷ thứ 7 TCN. Có một điều đáng chú ý là những ký tự, biểu tượng Vinca đã có khá nhiều cải tiến. Những ký tự trong thời kỳ này có hình thức phức tạp hơn và có nhiều biểu tượng so với giai đoạn đầu thiên niên kỷ 7 TCN.

Đỉnh cao của hệ thống ký tự trong lịch sử là những bản ghi Tartaria vào thiên niên kỷ 5 TCN. Những biểu tượng được ghi chép lại cho đến ngày nay đã có sự sắp xếp theo hàng lối, có nhiều sự liên kết chặt chẽ giúp chúng ta dễ dàng liên tưởng đến các văn bản hơn. Tuy còn nhiều hạn chế những đây chính là một bước ngoặt lớn, là tiền đề của sự phát triển các chữ cái Latin – Hy Lạp và cũng là tiền đề của ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Các ký tự tượng hình của cận đông thời cổ đại (Ai Cập, Cuneiform – tiền thân nền văn minh Xume, Cretan) dường như không bắt nguồn từ những hệ thống biểu tượng trên. Vì vậy, khó có thể kết luận rằng hệ thống chữ viết đã kế thừa biểu tượng tiền chữ viết ở thời điểm nào.

Một số ví dụ tiêu biểu về tư liệu chữ viết: Đại Việt sử kí toàn thư, các bài văn kí trên Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu…

Trên đây là những thông tin, ví dụ giải thích tư liệu hiện vật là gì cùng ý nghĩa của tư liệu hiên vật trong lịch sử. Lịch sử đối với chúng ta luôn là những điều vô cùng huyền bí, bí ẩn nhưng lại vô cùng quan trọng. Là một con người, là một người dân Việt Nam đừng bao giờ quên đi lịch sử Việt, đừng bao giờ quên đi công ơn của những bậc cha, chú đã đi trước, đã đổ máu, đã ngã xuống để có được chúng ta ngày hôm nay.

Xem thêm: Hiện tượng vật lý là gì? Thông tin, ví dụ về hiện tượng vật lý

Thắc mắc –

  • Hiện tượng vật lý là gì? Thông tin, ví dụ về hiện tượng vật lý

  • Mid trong liên quân là gì? Cách dùng tướng mid

  • Lòng trắc ẩn nghĩa là gì? Quà tặng tuyệt vời trong cuộc sống

  • Lithromantic nghĩa là gì? Điều gì tạo lên một lithromantic

  • Khủng hoảng khí hậu là gì? Tác hại của khủng hoảng khí hậu

  • Không gian mạng quốc gia là gì? Tổng hợp thông tin

  • Mandu là gì? Công thức, cách làm, các loại mandu ngon nhất

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.