Tư duy độc lập – Nút thắt cho thành công của con

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tư duy độc lập là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Tư duy độc lập là một lối suy nghĩ phân tích theo đánh giá và góc nhìn riêng của mỗi cá nhân không chịu ảnh hưởng, tác động của những lối tư duy và suy nghĩ của người khác.

Lối tư duy độc lập thúc đẩy tính sáng tạo và khả năng phân tích mạnh mẽ của cá nhân. Ở lứa tuổi từ 6 đến 13 tuổi, não bộ của trẻ nhỏ đang trong quá trình gia tăng khả năng tư duy, phân tích nhanh và mạnh hơn bất cứ giai đoạn phát triển nào khác trong đời của một con người.

Chính vì thế ở giai đoạn này chúng ta nên chú trọng rèn luyện tư duy động lập cho các bé để phát huy đến mức tối đa khả năng sáng tạo tiềm ẩn ở trẻ.

Tại sao phải khai phá tư duy độc lập trong trẻ

Như nhà bác học đại tài Einstein đã từng nói: “Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt. Nếu như bạn bắt một con cá leo cây thì cả đời này con cá ấy sẽ luôn cho rằng mình thật ngốc nghếch”.

Mở rộng hàm ý của câu nói trong, chúng ta hiểu rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều thừa hưởng nhiều giá trị khác biệt mà chỉ chúng mới có. Do đó, chúng ta thay vì ép buộc chúng tư duy theo lối suy nghĩ của người khác, thì hãy để các con tự tư duy độc lập theo cách nghĩ và góc nhìn của chính chúng.

Xem thêm:  "Đánh tráo khái niệm", yêu thuật nguy hiểm - Tạp chí Tuyên giáo

Có như vậy những đứa trẻ mới có thể bộc lộ hết mọi khả năng mà chúng sẵn có trong bản thân con người của bé.

Mặt khác, có rất nhiều phụ huynh lại e ngại rằng có thể sự tư duy độc lập sẽ làm bé có những suy nghĩ lệch lạc. Điều đó không hề chính xác. Bởi sự tư duy của bé là một nút thắt quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ, do đó nếu như tự tư duy độc lập và cộng thêm sự trợ giúp của thầy cô, cha mẹ thì bản thân bé sẽ nhanh chóng trở nên thông minh, sáng dạ và có khả năng nắm bắt vấn đề mau chóng hơn.

Bé chỉ có lối suy nghĩ lệch lạc từ chính cách cư xử của người lớn chứ không phải là từ sự tư duy độc lập.

Làm thế nào để rèn luyện cho bé khả năng tư duy độc lập?

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp giáo dục tiên tiến được đề xuất nhằm giúp bé tăng cường khả năng tư duy độc lập và dưới đây là một phương pháp mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Tư duy độc lập - Nút thắt cho thành công của con

Tập cho bé làm việc theo nhóm

Rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên về đề xuất này; một vài người cho rằng họ đồng ý là khi làm việc theo nhóm, bé có thể hoàn thiện khả năng cộng tác cùng mọi người xung quanh, thế nhưng đây có vẻ như sẽ không phải là cách tốt để giúp bé hình thành tư duy độc lập. Số khác lại tin rằng; sự ỷ lại vào người khác có thể làm đui chột khả năng tư duy độc lập, và bé chắc chắn sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ của cả một tập thể thay vì tự có quan điểm riêng của mình”.

Xem thêm:  Foundation là gì? [GIẬT MÌNH] sự khác nhau giữa các loại kem nền

Tuy nhiên thực tế chứng minh, con người thường có xu hướng là luôn luôn học hỏi và tiếp cận với những cái mới, đồng thời chúng ta cũng có khuynh hướng là sử dụng những ý tưởng và các quan điểm của người khác rồi tự suy luận theo lối suy nghĩ và quan điểm riêng của mình.

Chính khả năng hiếm có này đã giúp tổ tiên của chúng ta vượt lên mọi loài vật khác trở thành kẻ đứng đầu toàn diện trong chuỗi thức ăn tự nhiên nhờ vào sự thông minh và khả năng tư duy độc lập của bản thân.

Khả năng đó đã được di truyền liên tục cho các thế hệ con cháu về sau và tạo nên một nền văn minh nhân loại rực rỡ như ngày nay.

Do đó khi bé được làm việc theo nhóm, sự cạnh tranh làm việc và học tập giữa các thành viên sẽ là động lực lý tưởng khiến não bộ của bé luôn luôn phải hoạt động để cho ra các ý tưởng tốt hơn. Từ đó, hình thành nên những ý kiến và quan điểm mới từ chính sự tư duy liên tục của não bộ các bé khi làm việc theo từng nhóm nhỏ.

Đồng ý rằng làm việc nhóm có thể sẽ gây tâm lý ỷ lại những thành viên giỏi và xuất sắc, tuy nhiên điều này đa phần chỉ xuất hiện ở đối tượng trưởng thành. Còn đối với tâm lý trẻ thơ, đó là sự cạnh tranh tích cực giữa các bé để tạo ra một ý tưởng mới tốt hơn các thành viên khác.

Xem thêm:  Unit 5 trang 34,35 SGK Tiếng Anh lớp 3, Bài 4: Read and match

Bên cạnh đó nếu được sự hướng dẫn đúng cách của các thầy cô, trẻ sẽ dần hình thành nên thói quen tự tư duy và có góc nhìn riêng về một vấn đề. Qua thời gian não bộ trẻ sẽ biến thói quen ấy phát triển thành phản xạ có điều kiện.

Từ đó chúng ta càng có thêm hy vọng về trí tuệ siêu việt của các con trong tương lai sau này.

Hãy để trẻ có lối tư duy của riêng các con, chỉ có vậy cuộc sống sau này của con sẽ vững vàng và tươi sáng hơn.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.