Thể loại truyền kì là gì? Ý nghĩa và những câu chuyện thú vị

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Truyen ki chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về thể loại truyền kì là gì? Ý nghĩa của thể loại truyền kỳ như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong chuyên mục bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Thể loại truyền kì là gì?

Truyện truyền kỳ là các câu chuyện kỳ lạ, có thêm yếu tố kỳ ảo, hoang đường. Câu chuyện thường khắc họa nhân vật người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát mong chờ một cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Thể loại truyền kỳ là gì
Thể loại truyền kỳ là gì

Truyện truyền kỳ là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc thể loại văn học viết. Thể loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc bố cục gồm 3 phần chính như sau:

  • Mở đầu: Giới thiệu về nhân vật gồm những thông tin Họ và Tên, quê quán, nhân phẩm.
  • Kể chuyện: kể về những câu chuyện kì ngộ, lạ lùng
  • Kết thúc: nêu lí do kể chuyện.

Các tác giả Việt Nam của truyện truyền kỳ đều theo truyền thống truyền kì Trung Quốc, tuy nhiên trải qua quá trình hình thành và phát triển gắn liền với văn học dân tộc và nền văn hóa, nhất là với văn xuôi lịch sử và văn học dân gian.

2. Ý nghĩa của truyện truyền kỳ

Mỗi câu chuyện truyền kỳ đều mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, luôn thể hiện được nhân tình thế thái trong đời sống, thái độ nhân sinh đối với mỗi người nghệ sỹ trong tín ngưỡng tôn giáo, cách hành đập và ẩn dật.

Bên cạnh những yếu tố kỳ ảo trên đó là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy tệ nạn mà các tác giả muốn phê phán hay vạch trần. Thể loại truyền kỳ đưa ra để phản ánh số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội. Thường là những người phụ nữ phải nhận bi kịch về tình yêu, điển hình là câu chuyện của người thiếu phụ Nam Xương. Từ đó thể hiện niềm tự hào, nhân tài, thể hiện tinh thần dân tộc, văn hoá nước Việt. Trong đó phải kể đến câu chuyện chức phán sự đền Tản Viên luôn đề cao đạo đức thủy chung, nhân hậu, và khẳng định quan niệm sống “lánh đục về trong” đối với tầng lớp trí thức ẩn dật đương thời.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy | Văn mẫu 10

3. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

Được hiểu theo nghĩa Hán Việt: “Truyền” được hiểu là lưu truyền và truyền từ đời này sang đời khác; “kì” có nghĩa là kì ảo, kì lạ; “mạn” là tản mạn; “lục” là ghi chép. Vậy, truyền kì mạn lục được hiểu là những ghi chép tản mạn về các câu chuyện kì lạ lưu truyền trong dân gian.

“Truyền kì mạn lục” gồm bao nhiêu truyện?

Chắc hẳn các bạn có thể biết về tác giả Nguyễn Dữ của thể loại “Truyền kì mạn lục” hiện nay. Ông đã sáng tác ra khoảng 20 câu chuyện điển hình như:

  1. Câu chuyện ở đền Hạng vương (Hạng vương từ ký)
  2. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký)
  3. Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện)
  4. Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử truyện)
  5. Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây (Tây viên kỳ ngộ ký)
  6. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào (Phạm Tử Hư du thiên tào lục)
  7. Chuyện nghiệp oan của Đào Thị (Đào Thị nghiệp oan ký)
  8. Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ký)
  9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục)
  10. Chuyện đối tụng ở Long Cung (Long đình đối tụng lục)
  11. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục)
  12. Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục)
  13. Chuyện yêu quái ở Xương Giang (Xương Giang yêu quái lục)
  14. Chuyện nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện)
  15. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục)
  16. Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Trà đồng giáng đản lục)
  17. Chuyện Lý tướng quân (Lý tướng quân truyện)
  18. Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện)
  19. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện)
  20. Chuyện tướng Dạ Xoa (Dạ Xoa bộ soái lục)
Xem thêm:  121 bài tập trắc nghiệm câu hỏi thực tế, có hướng dẫn giải và đáp án

4. “Truyền kì mạn lục” viết bằng chữ gì? Ra đời vào thế kỉ nào?

Thể loại truyền kì là những tác phẩm được viết bằng chữ Hán, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Các tác phẩm được viết với văn phong trau chuốt, gọt giũa chứ không phải là những câu chuyện được ghi chép lại một cách đơn thuần. Những tác phẩm được coi là tuyệt tác thể loại truyền kì, được đánh giá là thiên cổ kì bút (Vũ Khâm Lân).​

Tóm tắt một số truyện tiêu biểu trong “Truyền kì mạn lục”

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

Với các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường chắc hẳn nhiều người không thể bỏ qua được câu chuyện người con gái Nam Xương. Câu chuyện này kể về Vũ Thị Thiết là người con gái ở Nam Xương, đẹp người đẹp nết. Cùng trong vùng có chàng Trương Sinh đem lòng yêu mến nàng vì dung hạnh. Hai người nên đôi vợ chồng và sau khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, đặt tên là Đản. Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng rất hiếu thuận cho đến khi mẹ mất, cô lo ma chay rất chu toàn.

Truyền truyền kỳ kể về thân phận người phụ nữ xưa
Truyền truyền kỳ kể về thân phận người phụ nữ xưa mưu cầu hạnh phúc

Đến khi Trương Sinh đi bộ đội về và nghe bé Đản kể về người đàn ông đến hàng đêm, làm theo các hành động của mẹ tuy nhiên chưa bao giờ bế Đản. Điều đó khiến cho Trương Sinh hiểu lầm vợ phản bội, không nghe giải thích mà đánh đuổi Vũ Nương đi. Oan ức khiến cho Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp và trở thành tiên nữ dưới thủy cung. Vũ Nương qua đời một thời gian thì Trương Sinh mới vỡ lẽ, người đàn ông mà bé Đản nhắc đến hàng đêm chỉ là chiếc bóng trên tường. Sau khi nhận nỗi oan của vợ, dù hối tiếc nhưng cũng đã muộn màng.

Xem thêm:  Dàn ý Chí khí anh hùng chi tiết nhất (6 Mẫu) - Văn 11 - Download.vn

Một người cùng làng tên Phan Lang đã cứu giúp Linh Phi, được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung tình cờ gặp Vũ Nương. Phan Lang đã mang tín vật của Vũ Nương gửi cho chồng. Sau khi nhận thì Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang cho vợ, giúp cho hai người tái ngộ và Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn để nói lời từ biệt.​

Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Truyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn có tính tình khảng khái, nóng nảy, trừ gian diệt ác. Anh sống tại Yên Dũng, đất Lạng Giang có một ngôi đền rất linh ứng. Trong lần hồn ma tên tướng giặc cướp lấy và tác oai tác quái khiến Tử Văn nổi giận và đốt đền. Sau đó thì hồn ma tên tướng giặc đã đến kết tội Tử Văn bắt xây lại đền và dọa sẽ kiện chàng ở Minh ty mà chàng vẫn không sợ. Sau khi hắn giận dữ bỏ đi, Thổ công là thần từng giữ đền nhưng đang lánh nạn tại đền tản viên trong 1 lần bị hung thần đánh đuổi. Thổ công đến gặp, kể rõ sự tình và chỉ cho Tử Văn cách đối phó với tên hung thần.

Tử Văn sau khi qua đời được đưa qua nhiều nơi rùng rợn. Trước Diêm Vương, chàng đã trình đầu đuôi câu chuyện cho Diêm Vương nghe, tên hung thần phản kháng khiến hai bên cãi cọ nhau. Tử Văn đã xin Diêm Vương cho tư giấy đến đền Tản Viên để chứng thực. Sự thật được phơi bày khiến cho tên hung thần chịu tội. Tử Văn được trở về làng và dựng lại đền cho Thổ công, được thần trả ơn xin cho chàng chức phán sự ở đền Tản Viên. Chàng đã về thu xếp công việc rồi chết đi để nhận chức phán sự ấy.

Trên đây giúp bạn tìm hiểu về thể loại truyền kỳ và những câu chuyện kỳ lạ này. Đừng quên theo dõi bài tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.