Trăng trong “Truyện Kiều” – thovadoi.com

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Trong truyen kieu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

TRĂNG TRONG “TRUYỆN KIỂU”

Tác giả: Trần Văn Lý

Trăng trong Truyện Kiều, chủ đề này đã được nhiều người viết. Thậm chí người ta còn thống kê được Nguyễn Du đã bao nhiêu lần sử dụng từ “Trăng” trong truyện Kiều. Truyện Kiều được gọi là: “Thiên thu tuyệt hảo từ” và như nhà thơ Xuân Diệu đã ví: “Là một bông hoa hồng mà không ai có thể khen hết được vẻ đẹp của nó”. Vì thế cũng không ai có thể khen hết được vẻ đẹp của ánh trăng huyền diệu trong Truyện Kiều. Cái ánh trăng mang hồn người để luôn luôn biến đổi, lúc thì tò mò như có vẻ khêu gợi, như có vẻ châm chọc:
Gương nga chênh chếch dòm song
Vàng reo ngấn nước, cây lồng bóng sân
Lúc thì linh thiêng lung linh:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Người ta đã từng hết lời ca ngợi cái tài của Nguyễn Du trong cặp câu thơ:
Đêm thu gió lọt song đào
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời.
Rồi còn hai câu:
Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Hay, hay tới mức không ai có thể còn viết hay hơn được nữa. Cái hay mà gần như ai cũng hiểu, cũng cảm được, song nó vẫn còn một cái gì đó hun hút sâu thẳm bên trong không nói hết được, không thể nói cho minh bạch rõ ràng hết ngay được, thật đúng “là một bông hoa hồng mà không ai có thể khen hết được vẻ đẹp của nó”. Thế có nghĩa là còn cần phải nhiều thời gian, rất nhiều thời gian và bút mực nữa để tìm hiểu, để ngợi ca cái hay của truyện kiều, cái tuyệt vời của văn Kiều…
Truyện Kiều là: “Thiên thu tuyệt hảo từ” đúng như vậy. Xong đôi chỗ, đôi từ theo tôi cũng phải bàn bạc thêm nhằm làm sáng thêm cho văn Kiều, việc này đã nhiều người làm trong đó có cả nhà thơ Xuân Diệu. Ông cho rằng câu: “Chày sương chưa nện cầu lam” là hơi nặng còn cặp câu: “Cùng nhau lạy tạ Giác Duyên – Bộ hành một lũ theo liền một khi” vần vè… khá là cọc cạch và bí ép câu: “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” bốn chữ “X” liền nhau kém hay v.v..
Còn tác giả của bài viết này cũng cho rằng cặp câu thơ:
Đào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quýt cho cam sự đời.
Là không chính xác về nghĩa đen, nên không thể hiện thành công được nghĩa bóng của câu thơ (ý định diễn đạt – định đạt tới của câu thơ). Điều này sẽ trình bày cụ thể ở phần II trong bài: Đôi điều về nghệ thuật và nội dung thơ cùng ở tập sách này nêu ở đây, tác giả bài viết này không trình bày thêm nữa, mà chỉ xin đề cập tới một câu thơ khác trong truyện Kiều đó là câu:
Trăng thề còn đó trơ trơ
Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.
Trước khi đi sâu vào phân tích câu thơ: “Trăng thề còn đó trơ trơ” chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem trong quan hệ tình cảm giữa con người với con người khi nào thì người ta thường dùng tới điệp từ “trơ trơ”.
  1. Trong khi mắng một ai đó:
– Mặt cứ trơ trơ không biết xấu hổ!
– Mắng thế mà mặt nó cứ trơ trơ ra có chuyển biến gì đâu.
– Mặt cứ trơ trơ ra như mặt thớt ý.
  1. Khi người khác quên hoặc cố tình quên lời hứa ta cũng có thể nói:
– Hồi xưa mày hứa với tao ở chỗ cổng đình, bây giờ cổng đình còn trơ trơ ra đó mà mày lại quên à.
  1. Sợ người khác không tin mình thì có thể nói:
– Yên tâm đi! Cái cây đa này còn sống trơ trơ ra đây tôi không quên đâu!
Mấy ví dụ điển hình ở trên cho ta thấy trong quan hệ tình cảm giữa con người với nhau người ta chỉ dùng điệp từ trơ trơ ở những lúc bực nhau, hay ít nhất cũng là không còn tôn trọng nhau nữa. Hoặc sợ rằng… nghi rằng… biết rằng người khác không tin mình lắm.
Vậy thì Kiều và Kim Trọng vừa mới tối hôm trước, hay vừa lúc đêm thôi, đã:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Đã nói với nhau, đã dò hỏi nhau đủ điều để đi đến: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Thế mà ngay sau đó khoảng mười một, mười hai tiếng đồng hồ thôi, Kiều đã nói với Kim Trọng lúc Kim về quê chịu tang cứ ý như là: sợ rằng… Kim Trọng không tin mình lắm:
Trăng thề còn đó trơ trơ
Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.
Trăng thề còn trơ trơ ra đó tôi không dám quên anh đâu. Đang từ “Vầng trăng vằng vặc giữa trời” của lúc tối, lúc ban đêm để đến trưa đã thành “Trăng… trơ trơ”. Quả thật là không ổn chút nào. Cái ý của câu thơ muốn đạt tới là: Trăng thề vẫn vậy, vẫn còn đây em sẽ không quên anh dù anh có đi xa đi chăng nữa. Xong câu: “Trăng thề còn đó trơ trơ” đã đi qua cái ý ấy, đã không diễn đạt được đúng cái ý ấy. Dùng điệp từ trơ trơ để diễn tả cái không thay đổi của “trăng thề” đã phần nào làm xấu đi hình ảnh của vầng trăng ấy.
Mặt khác phải dùng tới điệp từ “trơ trơ” có lẽ là để âm “ơ” của nó ứng với âm “ơ” của từ “tơ” của câu thơ trên nó chăng?.
Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ
Trăng thề còn đó trơ trơ.
và cũng có lẽ đó là cái khó của người làm thơ theo vần luật chăng?
Viết tới đây tôi bỗng thấy một điều nữa, một điều vừa nảy ra ở trong đầu tôi, tôi xin mạnh dạn trình bày cái điều ấy cái điều vừa nảy ra ấy để xin Quý vị cao minh gần xa chỉ bảo cho. Điều đó là:
Mới lúc tối, lúc đêm thôi Kim và Kiều đã:
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Cái chuyện trăm năm của họ, họ đã nói với nhau, đã thống nhất với nhau “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” rồi kia mà. Và họ cũng đã công nhận là họ có trăng thề với nhau rồi. Thậm chí lúc ở bên nhau họ đã có những phút giây: “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” rồi kia mà. Thế sao lúc chia tay, lúc sau đó chỉ mới khoảng một nửa ngày thôi họ lại nói với nhau:
Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ.
Cứ như là chưa nói gì với nhau, chưa hứa gì là yêu nhau… lạ thật, kỳ lạ thật! Xin các Quý vị cao minh gần xa chỉ bảo cho tôi với!
Mùa thu năm 2001

Rate this post
Xem thêm:  Đặc trưng về nghệ thuật của ca dao hài hước - 123docz.net

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.