Bài thơ Đất Nước Trích chương V, trường ca Mặt đường khát vọng

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Trich doan dat nuoc chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

“Đất Nước” được trích trong chương V – trường ca “Mặt đường khát vọng”. Qua đoạn trích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện suy nghĩ mới mẻ về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa… Đặc biệt, nhà thơ còn muốn đã nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

Đoạn trích Đất Nước

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, bài thơ Đất Nước. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây để có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Đất Nước

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó…Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmKhăn thương nhớ aiKhăn rơi xuống đất.Khăn thương nhớ aiKhăn vắt lên vai.Khăn thương nhớ aiKhăn chùi nước mắt.Đèn thương nhớ aiMà đèn không tắt.Mắt thương nhớ aiMắt ngủ không yên.Đêm qua em những lo phiềnLo vì một nỗi không yên mọi bề.Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHàng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TổTrong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó san sẻPhải biết hóa thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời…

*

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hóa núi sông ta…Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn ngàn năm Đất NướcNăm tháng nào cũng người người lớp lớpCon gái, con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớNhững em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất NướcHọ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước này là Đất Nước Nhân dânĐất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoạiDạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâuÔi những dòng sông bắt nước từ đâuMà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm

– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943

– Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.

– Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..

– Sau khi đất nước thống nhất, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế.

– Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.

– Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.

– Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

– Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

– Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007)…

II. Giới thiệu về Đất Nước

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị – Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Xem thêm:  TOP 15 bài Phân tích Câu cá mùa thu siêu hay - Download.vn

– Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

2. Bố cục

  • Phần 1. Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”: Đất nước bình dị, gần gũi được cảm nhận từ nhiều phương diện của đời sống
  • Phần 2. Còn lại: Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

3. Thể loại

– Đoạn trích “Đất Nước” trích trong “Mặt đường khát vọng” thuộc thể loại trường ca.

– Trường ca có thể hiểu là một thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Một số trường ca nổi tiếng như: Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh)…

4. Ý nghĩa nhan đề

Đoạn trích trong SGK được đặt là tên “Đất Nước” – một nhan đề rất ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Nhan đề trên muốn nhấn mạnh vào đối tượng chính mà nhà thơ muốn nói đến chính là đất nước. Đồng thời khẳng định một triết lý đúng đắn mà sâu sắc: “Đất Nước của Nhân Dân”. Đối với nhà thơ, đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân tạo ra. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước của tác giả cũng như đánh thức lòng yêu nước trong mỗi người dân.

5. Nội dung

Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa… Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

6. Nghệ thuật

  • Giọng thơ trữ tình – chính luận sâu sắc, thiết tha.
  • Những hình ảnh quen thuộc, giản dị.
  • Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian nhuần nhị, sáng tạo: ca dao, tục ngữ, hình ảnh…

III. Dàn ý phân tích Đất Nước

(1) Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất nước.

(2) Thân bài

a. Nguồn gốc của Đất Nước

– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

– Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa:

  • “ngày xửa ngày xưa”: lời mở đầu của các truyện cổ tích.
  • “miếng trầu” gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau,
  • “Tóc mẹ thì bới sau đầu”: thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam
  • “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống trọng tình nghĩa của dân tộc.
  • Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”.

– Đất Nước có từ ngày đó: thời gian phiếm chỉ, khẳng định sự tồn tại lâu đời của Đất Nước.

Xem thêm:  Dàn ý cảm nhận bài thơ Mây và sóng của Ta-go, Ngữ văn lớp 9

b. Đất Nước là gì?

– Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.

– “Đất Nước” là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi: “nơi em đánh rơi … thương thầm”.

– Đất Nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng … dân mình đoàn tụ”.

– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:

  • Quá khứ: Đất Nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại “Đất là nơi chim về … trong bọc trứng”.
  • Hiện tại: Đất Nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung.
  • Tương lai: là thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.

– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ” có nghĩa là đóng góp, hy sinh để góp phần dựng xây đất nước.

=> Qua cái nhìn toàn diện của nhà thơ, đất nước hiện lên vừa gần gũi, thân thuộc lại vừa thiêng liêng, hào hùng và trường tồn đến muôn đời sau.

c. Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân

– Chiều rộng địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:

  • Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
  • Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
  • Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”…

– Chiều dài lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:

  • Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
  • Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.

– Chiều sâu văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”… từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.

– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn trích Đất Nước.

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.