Cầu nối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới

Chào mừng bạn đến với pgdgiolinhqt.edu.vn trong bài viết về Tinh huu nghi giua nhan dan ta voi nhan dan cac nuoc chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

(ĐCSVN) – Trong những năm gần đây, công tác đối ngoại nhân dân ngày càng được đẩy mạnh và trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền ngoại giao Việt <?xml:namespace prefix = st1 />Nam. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (17/11/1950 – 17/11/2010), phóng viên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch LHCTCHNVN Vũ Xuân Hồng xung quanh vấn đề này.<?xml:namespace prefix = o />

Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết những kết quả đã đạt được của Liên hiệp trong chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển?

Đồng chí Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chứchữu nghị Việt Nam (Ảnh: Khánh Lan)

Đồng chí Vũ Xuân Hồng:

Thứ nhất, về mặt đường lối nhận thức và chủ trương, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ, “lấy dân làm gốc”, đưa đối ngoại nhân dân trở thành “binh chủng hợp thành” của đối ngoại của Đảng, đối ngoại của Nhà nước và đối ngoại nhân dân trở thành nền ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh… Trong quá trình phát triển, chúng ta đã hình thành chủ trương, chính sách, phương châm, nội dung, tổ chức cho đối ngoại nhân dân vào cuộc, tham gia vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, xây dựng Tổ quốc trong thời bình.

Thứ hai, lực lượng đối ngoại nhân dân với phương thức hoạt động rất đặc thù của mình, vừa chính thức, vừa không chính thức; vừa mềm dẻo và linh hoạt, sáng tạo trong cách tiếp cận giữa con người và con người đã đi trước, làm người lót đường, là người đột phá cho quan hệ giữa nước ta với thế giới bên ngoài. Đặc biệt, khi nước ta còn non trẻ, đối ngoại nhân dân đã đi trước một bước tiếp cận với phong trào hòa bình, phong trào dân chủ và nhân dân thế giới. Trong thực tế, các thế hệ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân trước đây đã làm những việc mà cả thế giới khâm phục. Đó là đã tạo dựng được “mặt trận nhân dân thế giới” đoàn kết, ủng hộ, bảo vệ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mặt trận này rất sâu rộng, hiệu quả, phối hợp với từng chiến thắng của chúng ta trên chiến trường, dẫn tới chiến thắng hoàn toàn trên đất nước chúng ta. Chúng ta đã tạo dựng được mạng lưới bạn bè mà cả cuộc đời họ dành cho Việt Nam mà đến bây giờ tình cảm đó vẫn còn.

Những năm tháng vừa qua, trong tình hình Việt Nam có những bước đổi mới, trong bối cảnh hội nhập, đối ngoại nhân dân kế thừa truyền thống tốt đẹp đó đã làm tốt vai trò của mình đối với công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhân dân, giữ quan hệ với bạn bè cũ, phát triển quan hệ đối tác mới, gây dựng mạng lưới bạn bè mới, đoàn kết, hiểu biết với Việt Nam, chia sẻ giúp đỡ Việt Nam.

Xem thêm:  KINH ĐỌC HẰNG NGÀY | www.KinhLe.com

Vận động viện trợ nước ngoài cũng được làm rất tốt. Đối ngoại nhân dân 60 năm qua đã hoàn thành được sứ mệnh của mình… Đại hội X vừa qua đã đề ra phương châm cho đối ngoại nhân dân là chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Đó là nội dung và phương châm mà những người làm công tác đối ngoại nhân dân thế hệ hôm nay và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với đội ngũ 56 tổ chức thành viên ở trung ương, 35 hội và Liên hiệp ở các địa phương, hàng nghìn các đối tác bên ngoài góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của nhà nước ta trong tình hình hội nhập và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PV: Trong bối cảnh thế giới và khu vực có những diễn biến mới, vai trò đối ngoại nhân dân trong thời gian tới như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Vũ Xuân Hồng: Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, có sự phối, kết hợp chặt chẽ đồng thời có sự phân công: Đối ngoại của Đảng, đối ngoại của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân. Sứ mệnh của Liên hiệp là làm thế nào để nhân dân thế giới hiểu biết Việt Nam hơn. Để làm việc đó đòi hỏi tính chuyên môn, chuyên nghiệp và cả nghệ thuật quan hệ giữa con người với con người để làm thế nào khơi dậy chiều sâu về văn hóa, truyền thống, cái hay, cái đẹp, cái khó khăn để bạn bè chia sẻ, ủng hộ Việt Nam, đảm bảo môi trường hợp tác hữu nghị.

PV: Với tư cách là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới, theo đồng chí Liên hiệp cần phải làm gì để đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới?

Diễn đàn Nhân dân ASEAN lần thứ 6 (APF 6) tại Hà Nội – hoạt động cóý nghĩa rất lớn của công tác đối ngoại nhân dân năm 2010 (Ảnh: Khánh Lan)

Đồng chí Vũ Xuân Hồng: Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, cùng với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhà nước, đối ngoại nhân dân nhằm vận động quần chúng trong nước và quốc tế đồng tình, ủng hộ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, làm cầu nối giữa nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, góp phần tích cực vào việc giữ gìn hòa bình, cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Để làm được việc đó, đối ngoại nhân dân không chỉ là công việc lễ nghi, khánh tiết chung chung. Nó còn bao gồm cả vận động chính trị, vận động văn hóa, vận động viện trợ. Các hội hữu nghị phải đổi mới mạnh mẽ để trở thành cầu nối quan hệ về chính trị, kinh tế, thương mại văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, du lịch, giao lưu. Con người với con người và các tổ chức nhân dân càng gắn kết hiểu biết lẫn nhau sẽ là nền tảng phát triển trong tình hình mới. Có nhiều người cho rằng, đối ngoại nhân dân chỉ giữ vai trò trong công cuộc giải phóng đất nước. Tuy nhiên, theo tôi, đối ngoại nhân dân bây giờ càng có vị trí quan trọng hơn.

Xem thêm:  Phân biệt GDP/người và thu nhập bình quân đầu người - Baodautu.vn

PV: Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ( TCPCPNN) đối với phát triển kinh tế cũng như xã hội ở Việt Nam thời gian qua?

Đồng chí Vũ Xuân Hồng: Hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và đóng góp của họ hết sức có ý nghĩa. Thứ nhất, đây là kênh trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ cho các dự án viện trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển bền vững. Đặc biệt trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, các TCPCPNN có nhiều kinh nghiệm trên toàn thế giới. Với tinh thần trách nhiệm, cầu thị, đặc biệt là sự sáng tạo của nhân dân Việt Nam, chúng ta đã sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ này và áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đã có nhiều mô hình tốt, hiệu quả, được thế giới công nhận. Về lĩnh vực rà phá bom mìn, chất độc da cam, hỗ trợ các vùng trước đây đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, những người thương tật do chiến tranh để lại, cũng là mối quan tâm của chúng ta thời gian qua. Đây cũng là lĩnh vực mà các TCPCPNN có kinh nghiệm, có điều kiện về khoa học, kỹ thuật công nghệ để giúp chúng ta.

Thời gian vừa qua, các TCPCPNN vừa giúp Việt Nam xoá đói giảm nghèo, vừa giúp giải quyết những vấn đề liên quan tới hậu quả chiến tranh và hỗ trợ Việt Nam khi có thiên tai. Đặc biệt hiện nay có ba vấn đề mới mà các TCPCPNN tập trung quan tâm vào hỗ trợ Việt Nam là môi trường và bảo vệ môi trường; biến đổi khí hậu (là vấn đề lớn và mới đang đặt ra với chúng ta); phòng chống, ngăn ngừa giảm thiểu hậu quả các dịch bệnh. 10 năm gần đây, viện trợ không hoàn lại trực tiếp tới người dân vào khoảng 1,3 tỉ USD. Đây là nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa, đặc biệt ở những nơi nghèo nhất, khó khăn nhất, vùng sâu, vùng xa, những vùng do ngân sách còn hạn chế, do điều kiện thực tế của chúng ta chưa vươn tới và làm tốt được. Hàng năm, khoản viện trợ này đều tăng lên; năm 2009 được 275 triệu USD. Năm nay chúng tôi dự kiến viện trợ của nước ngoài lên khoảng 300 triệu USD. Đây là nguồn viện trợ có ý nghĩa, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, các lĩnh vực khác của Việt Nam.

Xem thêm:  Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Tính chất và chức năng của

Lễ ghi nhận đóng góp của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam (Ảnh: Khánh Lan)

Ngoài ra, thông qua các TCPCPNN, bạn bè quốc tế đến Việt Nam thấy được văn hoá, sự đổi mới của con người Việt Nam, truyền thống, sự cần cù, quyết tâm của người Việt Nam. Qua đó tác động trở lại tới chính khách, chính phủ của nước họ để họ thay đổi chính sách với Việt Nam, tạo dựng mạng lưới bạn bè quốc tế của Việt Nam ở các quốc gia, các châu lục. Đó chính là sứ mệnh của đối ngoại nhân dân kết hợp với vận động viện trợ kinh tế, xã hội, đồng thời gây dựng cơ sở quần chúng, nền tảng của nhân dân cho quan hệ của Việt Nam với quốc tế.

PV: Ngày 14/11 vừa qua, Liên hiệp đã tổ chức Lễ ghi nhận đóng góp của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam năm 2010. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống của Liên hiệp. Đồng chí đánh giá thế nào về hoạt động ý nghĩa này?

Đồng chí Vũ Xuân Hồng: Các TCPCPNN đã thực triển khai các chương trình, dự án giúp Việt Nam hàng chục năm nay. Thông qua các dự án, hơn 700 TCPCPNN đang hoạt động tại Việt Nam đã góp phần tích cực chuyển tải thông tin về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam đến thế giới, giúp bạn bè thế giới hiểu thêm về Việt Nam, giúp mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa nhân dân và các đối tác của các nước đối với Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Với những đóng góp tích cực cho giảm nghèo và phát triển tại Việt Nam, 109 TCPCPNN đã được vinh danh và trao tặng bằng chứng nhận tại Lễ ghi nhận đóng góp của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam năm 2010 diễn ra tại Hà Nội vào sáng 14/11/2010. Đây là lần đầu tiên, Liên hiệp với tư cách là tổ chức đầu mối vận động viện trợ và quan hệ với các TCPCPNN của cả nước ta tổ chức lễ ghi nhận đóng góp của các TCPCPNN, không chỉ tất cả mà một số TCPCPNN trong năm 2010, đặc biệt ghi nhận các cam kết của các tổ chức có cam kết trong xoá đói giảm nghèo trong năm 2011. Đây là hoạt động được Liên hiệp đưa vào trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm thành lập. Sự kiện này sẽ được tiếp diễn hàng năm trở thành truyền thống của Liên hiệp trong quan hệ với các TCPCPNN.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Rate this post

KevinNguyen

Kevin Nguyễn - Người quản trị nội dung web là một chuyên gia sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc quản lý, phát triển và duy trì nội dung website. Với khả năng phân tích và đánh giá thông tin chính xác, anh/chị đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho cộng đồng.